-->

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Sáng 19/11, Lễ khai mạc trưng bày "Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên" được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm trưng bày gần 70 hiện vật gốm men được tuyển chọn từ bộ sưu tập cổ vật An Biên của nhà sưu tập Trần Đình Thăng (Hải Phòng) và một số hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Tinh hoa gốm Việt nhìn từ bộ sưu tập An Biên Để nghề gốm truyền thống có sức sống bền bỉ Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề qua chuỗi hoạt động “Chuyện của gốm”
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Lễ cắt băng khai mạc Triển lãm "Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên" nằm trong hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam - 23/11/2021. Chương trình tổ chức bởi Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản Văn hoá Việt Nam và Sưu tập An Biên. Triển lãm trưng bày gần 70 hiện vật gốm men đặc sắc gồm các chủ đề: Gốm Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên, Gốm Việt Nam thế kỷ 11-14, Gốm Việt Nam thế kỷ 15-17, Gốm Bát Tràng thế kỷ 18-19.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Trên nền tảng truyền thống gốm Đông Sơn, kỹ thuật làm gốm men được cho là có niên đại cách đây trên 2.000 năm. Mở đầu cho chủ đề “Gốm Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên” là mô hình nhà bằng gốm đất nung, được tìm thấy tương đối nhiều ở trong những ngôi mộ, thuộc vùng Hải Phòng, Quảng Ninh. Đây là những cơ sở, nền tảng để hình thành nên các dòng gốm men phát triển ở các thời kỳ sau đó, đặc biệt là từ thời Lý - Trần.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Trong giai đoạn thế kỷ 1-3, người Việt Nam đã biết làm cốc đốt hương, cốc có quai, hòa - tửu khí thời cổ, dùng để đựng nước pha rượu, bình, hộp đựng lược, bình hình thú,... từ kỹ thuật sản xuất gốm men. Ở thời kỳ này, gốm có hai loại: men chì và men tro. Gốm men chì và men tro thịnh hành đều là các đồ minh khí - vật thu nhỏ tượng trưng cho đồ dùng hằng ngày, người xưa thường chôn theo trong mộ người đã khuất, mà không có các đồ dùng sinh hoạt.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Các hiện vật từ thời xa xưa đã có hình dáng, họa tiết gắn liền với những vật dụng quen thuộc, vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay. Từ đó cho thấy người Việt Nam đã tiếp thu kỹ thuật làm gốm men tiên tiến đương thời của Trung Hoa. Các kỹ thuật như làm khuôn, gắn chắp các thành phần sau đồ khuôn, tráng men và nung với nhiệt độ cao trong lò, phát triển quy mô, tổ chức sản xuất, tạo ra dòng gốm mang sắc thái riêng và đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có nghề sản xuất đồ gốm men ra đời sớm và phát triển liên tục.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Bước vào thế kỷ 11-14, các dòng gốm men đã hình thành và phát triển rất phong phú, đa dạng: Gốm men trắng, gốm men ngọc, gốm men xanh lục, gốm men nâu, gốm hoa nâu và cuối thế kỷ 14 xuất hiện gốm hoa lam. Tuy nhiên các mẫu mã gốm trong thời kỳ này lại không đa dạng, chủ yếu tập chung vào sản xuất bát, đĩa, âu, ấm, ổng nhổ.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Gốm men nâu thời Lý - Trần cũng chủ yếu là các loại hình ấm, bát (trản), bình, lọ phục vụ cho việc thưởng thức trà. Điều đó cho thấy, thời kỳ này cũng rất thịnh hành kiểu uống trà giống như thời Tống, các sản phẩm gốm men nâu Lý - Trần rất được ưa chuộng và xuất khẩu sang Nhật Bản phục vụ các nghi thức trà đạo. Đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần đã phát triển mang tính độc lập, tạo nên một trong những trang sử rực rỡ nhất của truyền thống sản xuất gốm sứ Việt Nam với loại hình phổ biến là: liễn, ấm, đài sen, âu, bát, đĩa.... được sản xuất phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng từ cung đình đến dân gian.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Các loại ấm, bát men,... làm từ gốm hoa nâu được xem như một đặc trưng nổi trội nhất trong truyền thống gốm Việt Nam. Loại hình gốm hoa nâu thời Lý có kích thước nhỏ, trang trí tinh xảo, mềm mại, uyển chuyển; sang thời Trần, gốm hoa nâu thường có kích thước lớn hơn, trang trí phong phú, phóng khoáng, khỏe khoắn và mang nhiều yếu tố tả thực hơn. Đặc trưng kỹ thuật khiến cho hoa văn trang trí gốm hoa nâu vô cùng phong phú, sinh động và mang tính đơn nhất, giá trị thẩm mỹ cao.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Đồ gốm tráng men thời Lý - Trần ở cuối thế kỷ 14 được cho là điểm đặc sắc nhất của triển lãm: “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên”. Các sản phẩm này có hình dáng và hoa văn trang trí khá giống với đồ gốm thời Tống ở miền Nam Trung Quốc, tuy nhiên có những loại hình và hoa văn mang đậm văn hóa Việt Nam như các loại bát, đĩa khắc, in khuôn hoa sen, hoa cúc, dây lá,…
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Gốm Việt Nam thế kỷ 15-17 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đồ gốm trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được sản xuất nhiều chủng loại có trình độ kỹ thuật cao.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Các loại hình chủ yếu của gốm Việt Nam trong thế kỷ 15-17 là đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ (bát, đĩa, âm, ang, hộp lư hương, tượng nghệ, chân đèn...), dòng men tiêu biểu là hoa lam, nhiều màu, lam xám, với đề tài trang trí chủ yếu là rồng, phượng, mây,... Một số trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng thời kỳ này: Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Nam Sách, Bình Giang (Hải Dương),...
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Thế kỷ 15-16 xuất hiện các loại gốm men nhiều màu. Đến thế kỷ 16-19, gốm men nặng lửa hòa sắc (chảy trộn vào nhau) được ưa chuộng dùng làm các loại đồ thờ như lư hương, chân đèn, tượng nghê, long đình,…
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Gốm Bát Tràng thế kỷ 18 – 19 chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ, đồ trang trí, đồ đặt hàng phù hợp thị hiếu người dùng đương thời như: lư hương, ấm, bình vôi, tượng nghê... Các dòng men của gốm Bát Tràng thời này là men rạn, rạn lam...
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Còn rất nhiều các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng. Đó không chỉ là công sức thu thập của nhà sưu tập Trần Đình Thăng trong bộ sưu tập cổ vật An Biên mà còn là thành quả của quá trình bảo tồn, gìn giữ các hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Từ triển lãm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước một bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị mỹ thuật cao trải dài trên 2.000 năm phát triển của đồ gốm Việt Nam, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Triển lãm mở cửa bắt đầu từ 19/11 đến hết tháng 12/2021.
Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bình Dương: Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bình Dương: Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tỉnh Bình Dương đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy

Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy

Mặc dù có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nhưng Đào Thị Như Quỳnh xuống tỉnh Bình Dương thuê căn hộ để cất giữ ma túy với số lượng lớn, sau đó phân ra bán cho các đối tượng khác qua ứng dụng telegram, wechat, zangi…
TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 chuyên đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
Tỷ giá USD hôm nay (17/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (17/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,94%, xuống ở mức 99,28.
Nhận định trận Lazio vs Bodo Glimt: Thành Rome chờ phép màu

Nhận định trận Lazio vs Bodo Glimt: Thành Rome chờ phép màu

Trận đấu giữa Lazio vs Bodo Glimt trong khuôn khổ lượt về vòng tứ kết Europa League sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 18/4. Với thất bại 0 - 2 ở lượt đi, Lazio cần một phép màu mới có thể tiến vào bán kết.
Nhận định trận Frankfurt vs Tottenham: "Đại bàng" sẵn sàng tung cánh

Nhận định trận Frankfurt vs Tottenham: "Đại bàng" sẵn sàng tung cánh

Trận đấu giữa Frankfurt vs Tottenham diễn ra vào lúc 02h00 ngày 18/4 trong khuôn khổ tứ kết lượt về giải Europa League 2024/25. “Đại bàng” tung cánh trên đất Đức có thể là kịch bản dễ xảy ra khi Frankfurt tiếp đón Tottenham trong trận tứ kết lượt về.

Tin khác

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang từng bước hình thành tầm nhìn mới trong việc phát triển công nghiệp văn hóa. Hiện, Thành phố đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, các khu công nghiệp, nhà máy cũ nằm trong nội đô cũng cần được nhìn nhận lại với tư duy tái sinh đô thị sáng tạo.
TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm

Chiều 14/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung.
Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.
Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Tính năng biến ảnh cá nhân thành mô hình đồ chơi bằng Chat GPT đã gây sốt trên mạng xã hội suốt những ngày qua. Tuy thế, người dùng cần cẩn trọng và cân nhắc trước khi tải ảnh và các thông tin cá nhân của mình lên các mô hình trí tuệ nhân tạo, bởi nhiều nguy cơ có thể sẽ xảy ra mà bạn không lường trước được.
Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" do Chủ tịch nước truy tặng cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Xem thêm
Phiên bản di động