--> -->

Kích thích sản xuất, tiêu dùng bằng cách nào?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa hiện giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm do người dân thắt chặt chi tiêu hoặc tăng cường tích lũy. Vì vậy, cần các giải pháp kích thích sản xuất và tiêu dùng từ nay tới hết năm 2021.
Ngành bán lẻ Việt Nam phát triển Gỡ khó cho doanh nghiệp, tập trung nguồn lực phát triển thị trường
Kích thích sản xuất, tiêu dùng bằng cách nào?
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của hầu hết nhóm hàng đều sụt giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Kh.Vũ

Doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm 3,4%

Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê để phân tích, có thể thấy rõ: Ngoài nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 5% và nhóm xăng dầu tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước (nhóm xăng dầu tăng chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao), còn lại tổng mức bán lẻ hàng hóa của hầu hết nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Dịch bệnh COVID-19 khiến các trường học không thể hoạt động bình thường, chuyển sang học online, nên nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm tới 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 10%; các chi phí cho nhóm hàng may mặc, cũng giảm 9,6%; nhóm phương tiện đi lại giảm 6,4%...

Như vậy, nhìn vào bức tranh tổng thể của tổng mức bán lẻ hàng hóa trong ¾ giai đoạn của năm 2021, có thể thấy người tiêu dùng chủ yếu dành chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, như: Lương thực, thực phẩm, nên nhóm hàng này vẫn duy trì ổn định.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng lưu ý: Doanh thu bán lẻ nhóm hàng này ổn định một phần nhờ giá lương thực tăng so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng 2021 giảm 22,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú giảm mạnh nhất tới 37,1%; doanh thu dịch vụ ăn uống giảm 20,7%. Doanh thu dịch vụ khác cũng giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói rằng, ngoài các nhóm hàng dịch vụ bị tác động bởi COVID-19 nên doanh thu giảm như du lịch, ăn uống, dịch vụ lưu trú, giao thông... thì nhiều nhóm hàng giảm chủ yếu do người dân đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu và tăng cường tích lũy để đối phó với dịch bệnh, cắt giảm những mặt hàng tiêu dùng chưa thực sự cần thiết.

Qua ghi nhận tại các chợ truyền thống, siêu thị và các cửa hàng tiện ích, phần lớn doanh thu trong thời gian gần đây đều đến từ nhóm lương thực, thực phẩm (chủ yếu là rau, củ, quả, thịt, gạo, đường, mắm, muối, dầu ăn...).

Các nhóm hàng khác như thời trang, điện tử, hàng gia dụng, mỹ phẩm, nước giải khát (bia, nước ngọt…) có doanh thu rất thấp.

Xu hướng tiêu dùng tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu của người dân đã hình thành từ trước Tết, để tiết kiệm tối đa chi tiêu hằng ngày trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Doanh thu của siêu thị giảm nhiều, lượng khách đến siêu thị giảm tới 50% do ảnh hưởng của COVID-19” - bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết.

Tại nhiều siêu thị lớn khác như Big C, MM Mega Market Việt Nam, Vinmart, BRG Mart… để thu hút người dân mua sắm, hầu hết các siêu thị đều áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Trong đó, Saigon Co.opmart cùng với việc giảm giá nhiều mặt hàng, Saigon Co.opmart giảm giá thịt lợn đến 30%. MM Mega Market Việt Nam cũng giảm giá các sản phẩm tươi sống gồm: Thịt lợn xay giảm đến 16%; rau củ quả đến từ Đà Lạt như bắp cải trái tim, ớt chuông vàng, cà chua cherry, khoai lang tím… giảm 13%; trái cây như bưởi, dưa hấu, nhãn xuồng… giảm đến 17%; hải sản như cá diêu hồng giảm 15-20%...

Kích thích người dân "mở hầu bao"

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, tình trạng thắt chặt chi tiêu của người dân là dấu hiệu suy giảm tổng cầu do người dân phải thực hiện “tại chỗ” nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.

Nhằm kích thích tổng cầu tăng mạnh làm chỗ dựa đầu tư, điều đầu tiên là cần đẩy mạnh các biện pháp để dịch bệnh được kiểm soát sớm giờ nào hay giờ đó.

Để làm được điều này, cần tăng tốc tiêm chủng cho người dân. Đồng thời, cần dỡ bỏ các "rào cản" gây khó khăn cho việc di chuyển; thúc đẩy kết nối, sôi động hoá thị trường để tăng cầu sản xuất và tiêu dùng.

“Mở cửa rộng các địa phương an toàn, linh hoạt biện pháp theo hướng tạo điều kiện để sản xuất doanh nghiệp, hộ gia đình các nhu cầu cá nhân được phát huy. Các trường học cần chuyển sang học offline (tập trung), chợ, trung tâm, nhà hàng, điểm du lịch, khu vui chơi... cần khôi phục, cho hoạt động trở lại” - PGS TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng 2021

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng ước tính đạt 2.779,7 nghìn tỉ đồng. Trong đó:

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước tính đạt 977,7 nghìn tỉ đồng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các nhóm ngành hàng với 35,2.

Nhóm hàng may mặc ước tính đạt 142,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,1.

Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 337,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 12,1%.

Nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục ước tính đạt 32,9 nghìn tỉ đồng, chiếm 1,2%.

Nhóm phương tiện đi lại đạt 148,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,3.

Nhóm xăng dầu các loại đạt 313,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 11,3%.

Theo Vũ Long/laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-te/kich-thich-san-xuat-tieu-dung-bang-cach-nao-968464.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (13/7): Vàng trong nước và thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng hôm nay (13/7): Vàng trong nước và thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng hôm nay (13/7): Vàng miếng trong nước đồng loạt tăng giá thêm 500 nghìn đồng/lượng, niêm yết giá bán ra ở mức 121,5 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn bán ra cao nhất ở mức 119,2 triệu đồng/lượng.
Những quy định mới về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Những quy định mới về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Theo Điều 26 của Luật Nhà giáo 2025, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định pháp luật liên quan khác. Tuy nhiên, Luật Nhà giáo 2025 cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ được nghỉ hưu sớm và kéo dài tuổi nghỉ hưu so với quy định.
Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD. Đồng bạc xanh trên thị trường thế giới cũng tiếp tục tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan hàng hóa đối với các nước nhập vào Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Hôm nay (13/7), giá dầu thế giới duy trì đà tăng, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp. Hợp đồng dầu Brent tăng khoảng 3%, trong khi dầu WTI cộng thêm hơn 2,2%. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 70,63 USD/thùng, tăng 2,51%, giá dầu WTI ở mốc 68,75 USD/thùng, tăng 2,82%.
Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Trong nửa đầu năm 2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong việc thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Với những hoạt động chủ động, đa dạng và sâu sát, MTTQ Hà Nội không chỉ góp phần quan trọng vào sự minh bạch, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước mà còn là cầu nối vững chắc giữa chính quyền và nhân dân, lắng nghe và phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân Thủ đô.
Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Trong dòng chảy biến động của thế kỷ XXI, người Hà Nội bước vào kỷ nguyên mới không chỉ với hành trang truyền thống “thanh lịch, văn minh”, mà còn với tinh thần tiên phong, bản lĩnh và sáng tạo. Thích ứng với thời đại số, hội nhập quốc tế và đổi mới toàn diện, con người Hà Nội được kỳ vọng sẽ là hình mẫu hiện đại mà vẫn giữ vững bản sắc.
Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Triển khai Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc”, đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã hoàn thành 264.000/274.000 căn nhà, đạt 95,3%. Theo Kế hoạch đã đề ra, các địa phương còn lại phấn đấu sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8/2025.

Tin khác

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Ngày 12/7, Đoàn công tác liên ngành phường Đại Mỗ, Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh thịt lợn, gia súc, gia cầm trong khu vực chợ Phùng Khoang; đồng thời yêu cầu Ban Quản lý chợ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao công tác quản lý.
Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Chiều 8/7, thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới giải pháp quản lý an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội. Nhiều đại biểu cho rằng cuộc chiến này cần được tiếp cận như một cuộc chiến pháp lý và đạo đức, trong đó có những kiến nghị quyết liệt như hình sự hóa hành vi vi phạm nghiêm trọng, truy xuất nguồn gốc bắt buộc và gắn trách nhiệm đến từng mã định danh cá nhân...
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng nhiệt độ rõ rệt tại Hà Nội, với nền nhiệt trung bình tăng từ 2 đến 6°C so với tháng 5. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm nắng nóng đầu và giữa tháng 6 nhiệt độ ngoài trời lên tới 41°C, mức nhiệt cảm nhận thực tế thậm chí đạt 52°C.
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó. Thế nhưng, đâu đó tại một số chợ dân sinh, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức các cơ quan chức năng. Phải chăng lực lượng Quản lý thị trường đang “ưu ái” những địa điểm này?.
Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Việc phân cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp, nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả quản lý ở cơ sở. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đại diện Bộ Công Thương đề cập tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước sáng 27/6.
Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Ngày 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Sau thời gian dài triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy, đây không chỉ là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm Việt. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, và là động lực giúp Hà Nội phát triển kinh tế nội lực, phát triển một cách bền vững.
Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Trong những năm gần đây, áo điều hòa đã trở thành sản phẩm được nhiều người lao động ngoài trời quan tâm và tìm mua, đặc biệt vào những đợt nắng nóng cao điểm. Với công dụng làm mát cơ thể, chiếc áo này được quảng cáo là giải pháp tối ưu cho công nhân xây dựng, shipper, người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, thị trường hiện nay đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động