-->

Không thể mãi trông chờ kịch bản từ phim nước ngoài

Những năm gần đây, các nhà làm phim Việt Nam đang có xu hướng mua lại kịch bản phim nước ngoài đã thành công để sản xuất, nhất là phim truyền hình. Nhiều phim đã mang lại doanh thu lớn, tạo thêm sự lựa chọn đa dạng cho khán giả, nhưng cũng từ đây cho thấy không ít bất cập và những hệ lụy cho tương lai phát triển của điện ảnh nước nhà.
khong the mai trong cho kich ban tu phim nuoc ngoai Điện ảnh Việt trước “cơn sóng” ngoại
khong the mai trong cho kich ban tu phim nuoc ngoai Hai phim Việt giành giải tại liên hoan phim nước ngoài
khong the mai trong cho kich ban tu phim nuoc ngoai "Cha cõng con" đoạt giải phim nước ngoài hay nhất tại Mỹ
khong the mai trong cho kich ban tu phim nuoc ngoai
Phim Sống chung với mẹ chồng dùng kịch bản nước ngoài Việt hóa có nhiều yếu tố chưa phù hợp tâm lý người xem trong nước.

Thiếu kịch bản hấp dẫn

Việc làm lại phim nước ngoài từ những kịch bản được Việt hóa không phải điều gì xa lạ với các nhà sản xuất phim trong nước. Tuy nhiên, khác với cách đây vài năm khi một số phim như Cô gái xấu xí hay Cô nàng bất đắc dĩ... không để lại nhiều ấn tượng, bị dư luận chê bai thì ở thời điểm hiện tại, nhiều phim kiểu này rất ăn khách, gây được tiếng vang với lượng khán giả theo dõi đông đảo. Trên sóng truyền hình VTV, hai bộ phim nhiều tập trình chiếu mùa hè vừa qua là Sống chung với mẹ chồng và Người phán xử đã thu hút số lượng người xem kỷ lục; trước đó, năm 2016 là các phim Tuổi thanh xuân; Zip pô, mù tạt và em.

Trong các phim chiếu rạp có Bạn gái tôi là sếp; Sắc đẹp ngàn cân; Em là bà nội của anh; Yêu đi, đừng sợ!... đều bội thu ở các phòng vé. Có phim còn đoạt giải cao trong nước như phim Yêu của đạo diễn Việt Max làm lại từ kịch bản phim Thái-lan, giành Giải Mai Vàng 2015 ở hạng mục phim được yêu thích nhất. Hàng loạt dự án phim có kịch bản nước ngoài cũng đã bắt đầu tiếp thị, đang trong quá trình triển khai sản xuất để ra mắt trong năm nay như Mối tình đầu của tôi hay Cô nàng ngổ ngáo...

Đạo diễn Nguyễn Danh Dũng, người tham gia thực hiện bộ phim Người phán xử được Việt hóa từ kịch bản phim của I-xra-en phát trên sóng VTV vừa qua đã chia sẻ, sẽ rất khó làm ra những bộ phim hay nếu trong tay không có kịch bản tốt. Tuy nhiên, muốn có những kịch bản như thế đòi hỏi tác giả phải có sự tích lũy về kinh nghiệm, kiến thức, vốn sống thực tế và sự đầu tư về kinh phí xứng đáng. Giá trị kịch bản một tập phim hiện chỉ khoảng mười triệu đồng thì khó lòng có nổi những bộ phim đình đám.

Cũng vì vậy mà đã có không ít bộ phim bị kéo dài về số tập với rất nhiều các tình tiết, nhân vật không cần thiết, chỉ cốt tăng thêm kinh phí. Xa rời cuộc sống với vô vàn những thay đổi, biến chuyển hằng ngày, hằng giờ, cách khai thác hình tượng nhân vật không rõ nét và có khi cùng lúc hướng vào nhiều đối tượng khác nhau khiến phim Việt mất đi tính tập trung, không nhất quán về tính cách, tâm lý nhân vật và rõ ràng về chủ đề.

Để tiết kiệm chi phí và tăng khả năng thành công, nhất là với phim truyền hình, các nhà sản xuất có xu hướng mua kịch bản các bộ phim ăn khách nước ngoài để Việt hóa hơn là đặt hàng kịch bản trong nước. Theo đạo diễn Nguyễn Danh Dũng: “Việc dùng kịch bản phim Việt hóa là một bước đi mới của điện ảnh nước ta và cũng là việc bình thường như điện ảnh các nước đã làm, thể hiện nỗ lực của các nhà sản xuất đưa về những kịch bản tốt, tương đồng về văn hóa và phù hợp thị hiếu của khán giả Việt Nam.

Chính trong quá trình tìm kiếm, Việt hóa kịch bản, sản xuất phim và đưa phim đến khán giả, những nhà làm phim nước ta có thể soi xét lại mình và học hỏi đồng nghiệp nước ngoài nhiều điều bổ ích. Thí dụ, cấu tứ cũng như cách kể chuyện trong kịch bản phim Người phán xử rất chặt chẽ, sáng tạo. Họ biết cách giấu chuyện, luôn tạo ra các mâu thuẫn, xung đột, gợi nên sự tò mò để giữ khán giả trước màn hình và biết cách khai thác đề tài đến cùng, với nhiều cung bậc, không bỏ qua bất cứ chi tiết nào, dù là nhỏ nhất.

Cùng chung quan điểm, nữ biên kịch Dương Nữ Khánh Thương không phủ nhận yếu tố tích cực từ việc Việt hóa kịch bản nước ngoài, góp phần thay đổi khẩu vị của người xem, song nhấn mạnh cần có sự chọn lọc và quan tâm hơn cách tiếp nhận văn hóa. “Vì mua lại kịch bản có bản quyền cho nên khi tiến hành Việt hóa, các nhà sản xuất sẽ phải có ý thức nắn nót và lao động nghiêm túc hơn trên một sản phẩm đã từng thành công trước đó.

Cũng vì vậy, họ sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn, cho nên từ khâu kịch bản đến khâu diễn viên, đạo diễn, quay phim đều đã có chuẩn mực để soi vào” - Nữ biên kịch phim nhấn mạnh. Một nguyên nhân khác của phim Việt hóa là tâm lý khán giả trong nước cũng dễ chấp nhận một văn hóa “chuyển ngữ” khi được bổ sung yếu tố bản địa cho phù hợp, kể cả có phần cường điệu, vô lý. Qua đây, có thể thấy, nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng rất cần sự tương tác, giao thoa để phát triển và từ đó làm ra những sản phẩm phim thuần Việt tốt hơn trong tương lai.

Chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng

Từ thành công của một số bộ phim sản xuất từ kịch bản phim nước ngoài được Việt hóa, đã có ý kiến cho rằng, hiện nay xu hướng này là một trong những “lối thoát” cho các nhà sản xuất phim trong nước, nhất là với phim truyền hình. Nhưng thật ra không phải tất cả đều là mầu hồng và hệ lụy cho tương lai phát triển của điện ảnh nước nhà là điều có thể nhìn thấy.

Việc làm lại phim nước ngoài theo kịch bản được Việt hóa không những thể hiện sự khủng hoảng trong khâu biên kịch, mà còn phần nào cho thấy sự bế tắc của nhiều nhà làm phim trong nước. Gọi là Việt hóa nhưng chúng ta không dễ gì hòa nhập trong một kịch bản các yếu tố văn hóa, tâm lý khác biệt và cũng không thể áp đặt lối tư duy, hành động, tập tục ứng xử từ một nền văn hóa bên ngoài vào con người và đời sống Việt Nam.

Nhà biên kịch có giỏi đến mấy cũng phải “cố” đưa những yếu tố Việt vào các khung kịch bản ngoại, trong khi vẫn phải bảo đảm cam kết về bản quyền. Sau những thành công của một số bộ phim Việt hóa vừa qua, dư âm để lại đã gây nên nhiều tranh luận về định hướng thẩm mỹ, thị hiếu và nhận thức của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó là các tác động tiêu cực, làm tăng thêm sự trì trệ, trông chờ từ bên ngoài, làm thui chột khả năng sáng tạo và phát triển của điện ảnh dân tộc, giảm dần số lượng phim thuần Việt vốn đã ít ỏi trên thị trường.

Một nền điện ảnh được tiếp sức bởi kịch bản phim nước ngoài sẽ không có được những hình tượng, tính cách nhân vật tiêu biểu của cuộc sống đương đại. Như vậy, làm sao điện ảnh có thể đóng góp vào việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước?

Từ câu chuyện này đã đặt ra vấn đề cần nâng cao vị thế và quan tâm đầu tư đến đội ngũ biên kịch phim Việt Nam để họ có thể chuyên tâm cống hiến. Có như vậy điện ảnh nước ta mới hy vọng có những kịch bản phim đạt chất lượng cao về tư tưởng, nghệ thuật và hấp dẫn, lôi cuốn người xem, đồng thời cũng có nhiều kịch bản hay cho nhà sản xuất lựa chọn. Nhà biên kịch Dương Nữ Khánh Thương nhận định: “Kịch bản không yếu, nhưng các nhà sản xuất chưa chịu “đãi cát tìm vàng”, kiên nhẫn khuyến khích và đầu tư kịch bản thuần Việt.

Thay vì vay mượn từ bên ngoài những thứ đã định hình, nên chăng cần nghĩ đến một giải pháp kích cầu nghề nghiệp lâu dài và có nền tảng bền vững hơn. Các cơ quan quản lý nên có hướng hỗ trợ tài chính, đặt hàng, tổ chức đào tạo, tìm kiếm và bồi dưỡng những cây bút xuất sắc, giúp họ có những trải nghiệm thực tế, mở rộng vốn sống, tăng cường kỹ năng biên kịch để đưa vào các tác phẩm”.

Theo đạo diễn Nguyễn Danh Dũng, muốn có nhiều kịch bản phim hay, người làm điện ảnh phải luôn đặt mình vào vị trí của khán giả để nắm bắt những nhu cầu của họ. Các nhà làm phim nước ta cần đổi mới không ngừng để mang lại những điều mới mẻ cho khán giả, thực hiện các khâu sản xuất thật sự chuyên nghiệp, kỹ càng từ kịch bản đến tuyển chọn diễn viên, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng hình ảnh, âm thanh. Một yếu tố quan trọng là quảng bá phim ảnh qua các trang mạng xã hội, thông tin điện tử và facebook. Ở đây không chỉ là quảng bá mà còn là sự tương tác với khán giả, lắng nghe sự phản hồi của họ để tìm hướng thu hút khán giả đến với phim Việt.

Với thực tế tư nhân hóa trong việc làm phim hiện nay ở Việt Nam, nhà biên kịch hầu như không có nhiều vai trò. Mọi quyết định thuộc về nhà sản xuất, nhà đầu tư và họ có mục đích làm kinh tế rõ ràng để thu lợi nhuận. Bởi vậy, dễ hiểu vì sao các nhà sản xuất phim thời gian qua ưa sử dụng kịch bản phim nước ngoài được Việt hóa.

Tuy nhiên, mặt chưa được của cách làm này là bị rập khuôn theo kịch bản có sẵn, ít được khai phá tự do theo ý mình, trong khi nghệ thuật bao giờ cũng đề cao sự sáng tạo mới mẻ, hơn là làm lại cái mà người ta đã làm rồi.

Nhà Biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam

Theo Trịnh Mai Anh/nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động