--> -->

Không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”

Thảo luận, cho ý kiến tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nước bày tỏ sự băn khoăn trước vấn nạn an toàn vệ sinh thực phẩm và vụ việc gần 600 loại sữa giả, đồng thời yêu cầu làm rõ đơn vị quản lý để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”.
Danh tính 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả vừa bị Công an khởi tố Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Ngày 17/4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Tờ trình xin ý kiến về hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam; Luật Công đoàn; Luật Thanh niên; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đồng thời nghe Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và một số nội dung về việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Làm rõ các quan điểm về “hợp nhất” và “trực thuộc”

Tham gia ý kiến tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao tinh thần làm việc, quyết tâm cao độ và ý chí phấn đấu vì Đảng, vì dân, vì nước của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Chính phủ cũng như MTTQ và lãnh đạo MTTQ trong suốt thời gian qua, nhất là trong việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”
Bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nước phát biểu tại hội nghị.

Việt Nam phải đổi mới, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, cuộc cách mạng về sáp nhập là đúng và chúng ta phải thống nhất, quyết tâm để thực hiện. Những quyết sách vừa qua của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, sự triển khai của Chính phủ, MTTQ Việt Nam là việc chúng ta ấp ủ từ lâu bởi các cơ quan rất nhiều năm đã xảy ra tình trạng một số công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về. Việc này đã được nói từ nhiệm kỳ khóa 8, khóa 9, khóa 10 đến bây giờ mới được giải quyết.

Đánh giá rất cao việc sắp xếp tổ chức bộ máy mà MTTQ Việt Nam triển khai trong thời gian qua, bà Doan cho rằng, đây là việc làm hợp lý, khi sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam về cơ bản không thay đổi về chức năng, nhiệm vụ mà chỉ sắp xếp lại theo hướng hợp lý.

“Việc sắp xếp bộ máy ở Trung ương chính là một hình mẫu cho các địa phương sắp tới triển khai việc sáp nhập để mỗi địa phương sẽ quyết tâm cao hơn, triển khai nghiêm túc hơn. Trong thực hiện quyết tâm cao độ này, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các Hội đoàn thể đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong điều kiện “nước sôi, lửa bỏng” trong điều kiện chúng ta thực hiện đổi mới, thì chúng ta cũng phải có giải pháp “nước sôi lửa bỏng” như thế”, bà Doan nêu rõ.

Ông Trần Ngọc Đường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bày tỏ sư ủng hộ và đồng tình rất cao đối với chủ trương của Đảng tiếp tục xây dựng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn theo mục tiêu tinh gọn, mạnh hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu để sửa đổi các dự án Luật có liên quan đến chủ trương là việc làm cần thiết và khẩn trương. Tuy nhiên cũng cần thận trọng và đúng với chủ trương của Đảng.

Không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”
GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Đối với Luật MTTQ Việt Nam và các Luật liên quan như Công đoàn, Thanh niên cần làm rõ 2 quan điểm của Đảng về “hợp nhất” và “trực thuộc”.

Ông Đường cho biết, trong Kết luận số 126-KL/TW, Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị có đề cập đến hợp nhất các tổ chức chính trị xã hội các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

“Quan điểm hợp nhất của đảng nên hiểu như thế nào. Có thể hiểu là hợp nhất là hợp nhất bộ phận hành chính của các tổ chức này để tinh giản bộ máy hành chính. Hợp nhất cũng có thể hiểu là hợp nhất nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức hoạt động. Ngoài ra, cần làm rõ việc các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc MTTQ Việt Nam là thế nào. Vậy các tổ chức này có tính độc tập tương đối hay không hay hòa vào Mặt trận”, ông Đường băn khoăn và cho rằng phải hiểu rõ hai quan điểm này của Đảng thì mới thể chế hóa được các dự án Luật.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Pha, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, việc các tổ chức thành viên, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội về với mái nhà chung của Mặt trận là vấn đề có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Vì thế, việc sửa Luật MTTQ Việt Nam lần này nên nghiên cứu để thể hiện sâu sắc chủ trương này.

Về thực hiện Nghị quyết 18/NQ-TW, theo ông Pha, để giải quyết chế độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp bộ máy các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp, Nhà nước dự kiến sẽ phải chi ra một khoản ngân sách rất lớn với nhiều ngàn tỉ đồng. Vấn đề này cũng gây xôn xao trong dư luận nhân dân và các diễn đàn mạng xã hội.

Tuy nhiên, có thể nói, việc tinh giản bộ máy chắc chắn sẽ giúp cho ngân sách tiết kiệm được rất lớn, thậm chí là cực lớn, ít nhất cũng từ 3 nguồn: Không phải trả lương cho những người thôi việc; giảm chi cho bộ máy hoạt động; việc xử lý hàng ngàn trụ sở các cơ quan, tổ chức, đều ở những khu đất vàng sẽ mang lại một nguồn thu rất lớn.

Không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”
Ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng sớm tính toán việc tăng thu ngân sách từ các nguồn trên để thông báo công khai, nhằm tăng niềm tin và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân vào chủ trương tốt đẹp này.

Phải phát hiện sớm và xử lý triệt để hành vi “lừa dân”

Tại hội nghị, các đại biểu cũng bày tỏ sự băn khoăn với các vấn đề nổi cộm xảy ra trong thời gian qua. Nhắc tới nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối gần 600 loại sữa giả vừa phát hiện, hiện tượng thức ăn đường phố, bà Nguyễn Thị Doan kiến nghị, cần làm rõ đơn vị quản lý để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”.

“Sản phẩm sữa giờ ai chịu trách nhiệm khi Bộ Công Thương trả lời không thuộc đối tượng quản lý, thế ai quản lý gần 600 loại sữa này, ai quản lý thực phẩm thức ăn đường phố khi có 5.000 - 10.000 đồng/que thịt bán ở cổng trường cho các cháu học sinh, thịt bẩn hay thịt sạch, ai quản lý? Đây là vấn đề nổi lên hiện nay cần phải làm rõ ra", nguyên Phó Chủ tịch nước nói.

Đồng quan điểm với bà Nguyễn Thị Doan, bà Bùi Thị Thanh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu thực tế hiện nay người dân rất băn khoăn lo lắng bất an về nhiều vấn đề nhất là giá vàng tăng đột biến, tình trạng sữa giả, thuốc giả rất nhức nhối gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Việc sáp nhập sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, người dân băn khoăn tới đây sẽ như thế nào sau khi sáp nhập “ai đi ai ở”, người thì tiếp tục làm, người phải đi xa. Hay thực trạng lừa đảo trên không gian mạng khiến người dân bất an, lo lắng.

Không thể để hiện tượng “một mâm cơm 5 người quản lý”
Toàn cảnh hội nghị.

Từ thực trạng trên, bà Thanh đề nghị, MTTQ Việt Nam cần kiến nghị với Đảng, Chính phủ sớm có biện pháp ổn định giá vàng giúp cho người dân an tâm tin tưởng. Xử lý nghiêm tội phạm công nghệ cao, tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả, hành kém chất lượng.

“Sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp tổ chức bộ máy, Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe ý kiến để phát hiện những vấn đề bất cập để điều chỉnh hợp lý, giúp đảm bảo quyền lợi người dân” bà Thanh kiến nghị.

GS.TS Trần Ngọc Đường, chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng kiến nghị cần mạnh mẽ lên án, tìm giải pháp quyết liệt, có hiệu quả để giải quyết những vụ việc liên quan.

Ông dẫn lại việc hai doanh nghiệp Rance Pharma và Hacofood Group đã "lừa dân" trong 4 năm sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỷ đồng.

GS.TS Đường nêu thêm, những người này đã dùng quảng cáo nêu thành phần chiết xuất từ tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột óc chó..., nhưng thực tế sản phẩm hoàn toàn không có những chất này. Tiếp tay lại là những nhân vật có tiếng quảng cáo rất rầm rộ, “lừa dân” đến 4 năm liền. Do đó, phải lên án, phải chấm dứt vấn đề này, đề nghị các cơ quan chức năng phải phát hiện sớm và xử lý.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên, trao kinh phí hỗ trợ tới gia đình các nạn nhân trong vụ lật tàu xảy ra tại Quảng Ninh.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Trong nước, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm trở lại. Giá vàng thế giới được dự báo khởi sắc.
Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/6/2025 quy định một số trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp và các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1/1/2026.
Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 20/7, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Hệ thống Giáo dục Khai Minh Đức tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” năm 2025 cho 330 trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt là con của đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Tin khác

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Do dông lốc, sóng to, mưa lớn, trong đêm 19/7, nhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch của người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị đánh chìm. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng cứu nạn cứu hộ người và tài sản.
Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Theo thông tin từ Trạm bờ của Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nghệ An, đến 9 giờ ngày 20/7, có 785 tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên biển.
Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, đã chủ trì phiên họp lần thứ 3 sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động