Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Lý giải nguyên nhân không khí Hà Nội ô nhiễm Hôm nay (28/11): Nhiều ứng dụng cảnh báo chất lượng không khí của Hà Nội ở mức rất xấu Nỗ lực quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô |
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội trong thời gian qua đã có xu hướng gia tăng, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều thời điểm đạt mức xấu.
![]() |
Ăn uống đủ chất đảm bảo sức khỏe, phòng chống bệnh tật hiệu quả. |
Mặc dù ô nhiễm không khí có chu kỳ theo mùa, và chịu ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, nhưng dữ liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, mức độ ô nhiễm gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch và đột quỵ. Ô nhiễm không khí cũng có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động xấu đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch và sức khỏe tâm thần.
Để bảo vệ sức khỏe của người dân, đặc biệt là những người nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Phụ trách Trung tâm Oxy Cao áp Việt Nga) khuyến cáo: Khi không khí bị ô nhiễm, người dân cần chủ động một số biện pháp để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Theo đó, người dân cần theo dõi chất lượng không khí, hạn chế ra ngoài khi chất lượng không khí kém. Đồng thời, nên sử dụng máy lọc không khí ở nhà, nơi làm việc, trong ô tô... Mọi người nên sử dụng nước muối sinh lý, súc miệng, nhỏ mắt, mũi... sau khi về nhà.
Đặc biệt, vị chuyên gia này cũng cho rằng, hằng ngày, mọi người nên duy trì giấc ngủ tốt, uống đủ nước, đặc biệt là sử sụng 1 thìa mật ong pha cùng nước ấm uống buổi sáng sẽ rất tốt cho cơ thể. Đồng thời, chú trọng việc ăn đủ chất, với các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, các loại thực phẩm lên men (natto, kombucha, sữa chua kefir...).
Bên cạnh đó, bác sĩ Hoàng cũng khuyến cáo người dân nên tăng cường vận động theo thể trạng, vận động nhẹ nhàng trong nhà, hoặc ngoài trời khi chất lượng không khí không quá xấu..., điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh hiệu quả.
Vừa qua, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cũng xây dựng các khuyến cáo nhằm giúp người dân thực hiện các biện pháp dự phòng khi chất lượng không khí xuống thấp. Các khuyến cáo này được đưa ra dựa trên chỉ số chất lượng không khí AQI, từ đó giúp người dân nắm rõ tình trạng ô nhiễm không khí và có hành động phòng ngừa hợp lý.
Cục Quản lý Môi trường Y tế khuyến cáo, người dân cần thường xuyên theo dõi chất lượng không khí trên các trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Đồng thời, thường xuyên đeo khẩu trang đạt chất lượng và đúng quy cách khi ra ngoài, đặc biệt là khi không khí ô nhiễm. Tăng cường dọn dẹp và thông thoáng không gian sống, sử dụng khẩu trang và kính bảo vệ mắt khi vệ sinh nếu không khí ô nhiễm. Hạn chế sử dụng bếp than tổ ong, củi. Thay thế bếp than tổ ong, củi bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga để giảm phát thải khí ô nhiễm.
Người dân nên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí. Người hút thuốc lá cần bỏ thuốc, hoặc hạn chế hút, không hút thuốc trong nhà. Ngoài ra, việc tăng cường trồng nhiều cây xanh cũng giúp giảm bụi và làm sạch không khí trong khu vực sống…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25