Nỗ lực quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô
Vì sao chất lượng không khí ở Hà Nội thường kém theo mùa? Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội Đẩy mạnh cải thiện chất lượng không khí |
Ô nhiễm môi trường vẫn đang là “thách thức”
Mới đây, tại hội thảo “Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội - Hợp tác và Hành động”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội Lưu Thị Thanh Chi cho biết, ngày 2/3/2024, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1142/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Kế hoạch xây dựng dựa trên những quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cùng các nghiên cứu khoa học, yêu cầu phát triển của Thành phố và kinh nghiệm thực tiễn. Kế hoạch đã đánh giá khách quan thực trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí trong thời gian qua, từ các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm chính, các giải pháp cụ thể và toàn diện, bắt đầu từ việc rà soát chính sách, đến các hành động cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn phát thải chính là giao thông, xây dựng, công nghiệp.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Thành phố đã xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hằng ngày đạt trên 90% ở tất cả khu vực trên địa bàn Thủ đô.
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề cấp bách của Hà Nội. |
Hà Nội cũng đã triển khai thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các công trình xây dựng thi công không bảo đảm vệ sinh môi trường...
Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn đang là vấn đề cấp bách của Thành phố. Các kết quả quan trắc gần đây cho thấy, số ngày chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu chiếm tỉ lệ hơn 30% tổng số ngày quan trắc trong năm. Nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong đó, giao thông - vận tải đang là nguồn phát thải PM2.5 lớn nhất (chiếm 50-70%), tiếp đến từ nguồn sản xuất công nghiệp (14-23%), còn lại là từ các nguồn sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Đại diện Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết, có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng không khí của thành phố. Theo thống kê, số dân cư sống tại Hà Nội đã lên tới gần 9 triệu người, trong đó, dân số đô thị chiếm trên 40%. Thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy, hơn 600.000 ô tô...
Mỗi ngày, Thành phố tiêu thụ khoảng 80 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu cùng tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát; tình hình biến đổi khí hậu, việc quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường; nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân... đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển đô thị văn minh.
Theo thông tin từ ứng dụng theo dõi, dự báo chất lượng không khí IQAir, Hà Nội đang chịu tác động của ô nhiễm không khí và bụi mịn ở mức độ cao. Chỉ số AQI có lúc đã vượt quá 300 (cảnh báo đỏ đậm) và nhiều khu vực ở mức trên 200 (cảnh báo tím). Có những thời điểm, Hà Nội đứng ở nhóm đầu bảng xếp hạng các thành phố có ô nhiễm không khí nhất trên thế giới.
Cần những giải pháp đồng bộ
Một trong những mục tiêu quan trọng của Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Hà Nội sẽ thành công giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, bảo đảm chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI ít nhất 75% số ngày trong năm; giảm phát thải PM2.5 từ các nguồn thải chính, tổng phát thải bụi PM2.5 trên toàn thành phố giảm khoảng 20% so với năm cơ sở (năm 2019), tương đương tổng lượng phát thải giảm 6.200 tấn PM2.5.
Để đạt mục tiêu này, kế hoạch đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất lượng không khí phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển, tăng cường kiểm soát khí thải và khuyến khích sản xuất sạch, bền vững. Hà Nội cũng sẽ thực hiện đồng thời các giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải chính bao gồm giao thông, xây dựng, công nghiệp và các nguồn khác.
Kế hoạch cũng đề cập giải pháp kiểm soát khí thải từ giao thông, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi nội thành, tăng cường tưới nước rửa đường và quản lý các hoạt động đốt rơm rạ…
Ô nhiễm môi trường làng nghề là một trong những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí môi trường ở Thủ đô. |
Ứng phó khẩn cấp với ô nhiễm không khí, Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp bao gồm cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ô nhiễm không khí cho người dân ứng phó kịp thời; tăng cường sự tham gia của các bên trong quản lý chất lượng không khí thông qua giáo dục - truyền thông, hợp tác với chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng, các bên liên quan. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 là nỗ lực lớn nhằm cải thiện môi trường.
Tuy vậy, ô nhiễm không khí là vấn đề xuyên biên giới. Thành phố mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ từ các bên liên quan như: Chính quyền, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi chính phủ trong nước, quốc tế... Hà Nội cam kết thực hiện mạnh mẽ các biện pháp trong Kế hoạch quản lý chất lượng không khí với mong muốn xây dựng thành phố xanh, sạch, lành mạnh...
Các chuyên gia, nhà quản lý, diễn giả tham gia hội thảo đều đánh giá cao kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội cho rằng, đây là bản kế hoạch được xây dựng tỉ mỉ, công phu dựa trên những cơ sở khoa học rõ ràng, đầy đủ nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, kế hoạch đã đưa ra được những giải pháp đồng bộ để quản lý, bảo vệ và từng bước cải thiện chất lượng không khí của Thủ đô.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có 40% dân số Hà Nội (khoảng 3,5 triệu người) bị ảnh hưởng bởi nồng độ bụi trên 45 µg/m3, gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO. Khi tiếp xúc lâu với bụi mịn PM2.5, người dân sẽ dễ mắc các bệnh như: Bệnh tim do thiếu máu cục bộ (IHD), tai biến mạch máu não (đột qụy), phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư phổi (LC), nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ALRI), tiểu đường type 2 ở người trưởng thành. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?
Môi trường 17/01/2025 06:41