Khống chế vốn vay bao nhiêu là hợp lý?
Bộ tài chính ký thỏa thuận vay sử dụng vốn vay Nhật Bản Nới room tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng Đại biểu Quốc hội đề nghị ngân hàng nới lỏng điều kiện vay |
Tại Hội nghị, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, sau 2 tháng lấy ý kiến bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đang tổng hợp ý kiến cơ quan, đơn vị. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132 hướng đến tiệm cận với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nghị định số 132 quy định, chi phí lãi vay theo mức cao nhất 30% phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế triển khai Nghị định số 132, việc khống chế chi phí lãi vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Qua ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, rà soát, thực tế tại Việt Nam, việc vay vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên và phổ biến.
Trước đó, doanh nghiệp phản ánh, sau 3 năm thực thi, Nghị định 132 đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một trong những nút thắt đang khiến nhiều doanh nghiệp “kêu trời” là quy định khống chế mức trần của tổng chi phí lãi vay/EBITDA ở 30% (điểm a, Khoản 3, Điều 16).
Doanh nghiệp đánh giá, 30% là mức khống chế ở các nước phát triển. Việc áp dụng “thước đo” này không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển với hầu hết các doanh nghiệp đều có vốn mỏng, trong giai đoạn khởi nghiệp và cần phải sử dụng nhiều vốn vay - đang gây nhiều hệ lụy.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, với quy định phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định.
Vì vậy, không nên và không cần thiết khống chế trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời bức tranh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm minh doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hành vi chuyển giá, kê khống chi phí để trốn lậu thuế và trong giai đoạn hiện nay thì chỉ nên áp dụng khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP đối với doanh nghiệp nước ngoài có giao dịch liên kết và chưa áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn
Tin khác

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng
Tài chính 21/07/2025 16:35

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới
Tài chính 21/07/2025 08:38

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Tài chính 20/07/2025 20:53

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng
Tài chính 15/07/2025 15:09

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế
Tài chính 15/07/2025 13:14

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Tài chính 15/07/2025 12:53

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin
Tài chính 14/07/2025 22:39

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế
Tài chính 12/07/2025 07:31

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam
Tài chính 11/07/2025 19:08

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026
Tài chính 11/07/2025 16:03