Khơi thông nguồn vốn nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới Cam kết hành động mạnh mẽ vì sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân Tập trung mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phát triển kinh tế tư nhân |
Tọa đàm với sự có mặt của đại diện nhiều doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng thương mại nhằm phác họa xu hướng phát triển của doanh nghiệp tư nhân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp và từ đó đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng hiệu quả.
Nhấn mạnh nội dung cuộc tọa đàm là chủ đề khá nóng, nhất là trong thời gian gần đây, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Minh Đức cho rằng: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân đặt ra vấn đề khơi thông nguồn vốn để các doanh nghiệp phát triển. Đây là bài toán lớn mà các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng cần được tháo gỡ. Vậy cần làm gì để các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp có thể tiếp cận nguồn vốn?.
Thông qua tọa đàm hôm nay, với sự có mặt của cơ quan chức năng, đại diện các ngân hàng thương mại, cũng như các doanh nghiệp, có thể phần nào trả lời câu hỏi: Mức lãi suất hiện nay có phù hợp với mặt bằng lãi suất chung ở trong nước, hay so với mặt bằng lãi suất quốc tế, cũng như với các quốc gia ở Đông Nam Á? Các định chế tài chính đã hỗ trợ doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, cũng như hỗ trợ bảo lãnh như thế nào?
Bên cạnh đó, Tọa đàm sẽ tìm ra cơ chế 3 bên giữa doanh nghiệp, tổ chức trung gian và ngân hàng, để có nguồn vốn ổn định, thông suốt giúp doanh nghiệp phát triển.
Thực tế, một số đơn vị đã triển khai thành công mô hình “khép kín” như Misa, tạo ra một hệ sinh thái kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp, tổ chức trung gian (như Misa) và ngân hàng. Các tổ chức như Misa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp kết nối với ngân hàng, đồng thời, tìm ra các phương án để doanh nghiệp không nhất thiết phải thế chấp tài sản.
Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lại Bá Hà cho biết, theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2024, dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt khoảng 6,91 triệu tỷ đồng, tăng 14,72% so với năm 2023, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế.
![]() |
Toàn cảnh Tọa đàm |
Tuy nhiên, khoảng trống tài chính với doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ còn khá lớn. Rào cản chủ yếu do tài sản thế chấp hạn hẹp. Ngoài ra, chi phí tuân thủ cao, hồ sơ vay mất khá nhiều thời gian. Chính vì vậy, các chính sách ưu tiên tín dụng trong Nghị quyết số 68-NQ/TƯ có ý nghĩa như “trục xoay” để chuyển mô hình cho vay từ “thế chấp - kiểm soát” sang “dữ liệu - đồng hành”, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội giải bài toán chi phí vốn, đồng thời, thúc đẩy ngân hàng - FinTech liên kết sâu hơn.
Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 68-NQ/TƯ là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân; có chính sách ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại để dành cho doanh nghiệp tư nhân…
Nghị quyết yêu cầu “ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại” và phát triển tín dụng xanh, tín dụng chuỗi cung ứng, cho vay dựa trên dòng tiền - tài sản vô hình. Điều này mở lối cho mô hình chấm điểm tín dụng số, giảm lệ thuộc tài sản thế chấp, phù hợp đặc thù doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp dịch vụ, công nghệ có ít tài sản hữu hình.
Về chủ trương giảm chi phí vốn, Nghị quyết cho phép hỗ trợ lãi suất đối với các dự án xanh, tuần hoàn; mở đường “tái bảo lãnh” để ngân hàng giảm hệ số rủi ro, từ đó hạ lãi vay. Nghị quyết cũng đặt ra vấn đề hoàn thiện mô hình các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cả trung ương và địa phương; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp lớn bảo lãnh cho các khoản vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chấp nhận rủi ro do điều kiện khách quan, bất khả kháng trong hoạt động bảo lãnh.
Từ thực tiễn, cộng đồng doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều đề xuất, như xây dựng “Cửa sổ bảo lãnh xanh - số”, bảo lãnh tối đa 80% giá trị khoản vay cho dự án tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi số, có báo cáo đo lường ESG. Áp dụng cơ chế “bảo lãnh ngược” với doanh nghiệp dẫn dắt và tập đoàn trong nước đứng ra bảo lãnh chuỗi cung ứng cấp 2-3. Lập Quỹ dự phòng rủi ro và bảo hiểm bảo lãnh tín dụng trích 15% phí bảo lãnh vào quỹ dự phòng...
Các kiến nghị này dựa trên khuyến nghị của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và kinh nghiệm các quỹ tại Nhật (JFC), Hàn Quốc (KODIT). Mục tiêu là nâng tỷ lệ doanh nghiệp được bảo lãnh, từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, góp phần đạt mục tiêu doanh nghiệp tư nhân đóng góp 55-58% GDP mà Nghị quyết số 68-NQ/TW đề ra.
Chia sẻ về thực trạng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, ông Mạc Quốc Anh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết, thực trạng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là một trong những điểm nghẽn lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Trong vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Hiệp hội ghi nhận hàng loạt phản ánh, kiến nghị liên quan đến các khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng và các kênh tài chính chính thức.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu
Tin khác

Cuộc “đổi mới” lần thứ 2: Làn gió mới để doanh nghiệp nhỏ bay cao
Doanh nghiệp 28/07/2025 14:59

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club
Doanh nghiệp 25/07/2025 19:25

“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp
Doanh nghiệp 25/07/2025 13:04

Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội
Doanh nghiệp 25/07/2025 12:42

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô
Doanh nghiệp 25/07/2025 11:59

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Doanh nghiệp 18/07/2025 18:21

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp 18/07/2025 12:59

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 18:09

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia
Doanh nghiệp 16/07/2025 17:56

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn
Doanh nghiệp 16/07/2025 14:14