Khi trẻ em chỉ được hưởng Trung thu
Tưng bừng Đêm hội trăng rằm | |
Thiếu nhi chung tay bảo vệ động vật hoang dã dịp Tết Trung thu | |
Bệnh viện Bạch Mai: Tổ chức "Trung thu yêu thương" cho bệnh nhi |
Trước tiên phải kể đến những đồ chơi Trung thu. Ngày nay, mọi thứ đều được làm sẵn. Chỉ cần ra phố là có thể mua được các loại đồ chơi rất phong phú, đa dạng, từ những món đồ quen thuộc như mặt nạ, đèn lồng, đèn ông sao, đầu lân… tới các sản phẩm hiện đại như thú bông biết nói, ô tô, máy bay điều khiển từ xa, quần áo trẻ em mô phỏng trang phục của các nhân vật cổ tích..
Bánh Trung thu thì không còn chỉ đơn thuần là những chiếc bánh nướng, bánh dẻo nhân thập cẩm, đậu xanh như truyền thống. Giờ đây, bánh Trung thu đã được làm với vô vàn và hình thức mới mẻ, phá cách như bánh trung thu điêu khắc, bánh trung thu 3D, trung thu nhân trứng muối tan chảy, bánh trung thu phủ than tre… với đủ mẫu mã và giá cả.
Trung thu với “chú Cuội” và “cô Tấm” tại Trường Tiểu học Sài Đồng, Long Biên. Hà Nội |
Địa điểm chơi Trung thu thì ở đâu cũng có, chủ yếu là siêu thị, phố đi bộ, các nhà hàng, khách sạn, khu đô thị, các tụ điểm vui chơi do các tổ chức dựng lên… Nói chung, chỉ cần ra khỏi nhà là trẻ em có thể đến ngay được những địa điểm chơi trung thu với nhiều trò chơi và chương trình hấp dẫn.
Ông Nguyễn Anh Tuấn (60 tuổi, ở 91 Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đánh giá: “Trẻ em bây giờ hưởng Trung thu chứ không được chơi Trung thu. Ngày xưa trẻ em ngóng Trung thu trước đó cả mấy tháng trời, nay thì trẻ em ăn Trung thu trước cả tháng trời.
Trung thu xưa ở Hà Nội rất đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa, trẻ con chủ yếu chơi đèn ông sao, cứ gần đến rằm tháng 8 là lũ trẻ tích trữ hạt bưởi, xâu lại thành những cái vòng hạt bưởi, phơi cho héo quắt để đến rằm sẽ đốt. Trước Trung thu cả tháng, trẻ được bố mẹ đưa ra bờ sông mua vài ống tre rồi ra phố Hàng Vải mua giấy pơ luya mỏng về làm đèn ông sao. Có nhiều đứa còn tích lũy giấy bóng kính xanh đỏ từ cả năm trước sau khi ăn oản để đến Trung thu làm đèn. Ông Tuấn cũng cho biết, đồ chơi Trung thu mà trẻ con ngày xưa thích nhất chính là đèn lồng, hầu như đứa trẻ nào từ 4 - 5 tuổi trở lên cũng đều biết cách dán đèn lồng. Hạt bưởi khô mang ra gắn trong thân đèn rồi đốt lên sáng trưng và thơm phưng phức.
Ngày nay, trẻ con cũng không còn có nghi thức phá cỗ trung thu. Trước đây, cỗ Trung thu được bày ra, lũ trẻ đi rước đèn ông sao xong về ngồi quay quần bên mâm cỗ rồi đợi đến 9, 10 giờ, khi trăng lên mới được “phá cỗ”. Nay để tiện cho công việc của người lớn, hầu hết các trường học, cơ quan đều tranh thủ tổ chức trung thu vào buổi chiều hoặc sau giờ học. Trẻ em không được phá cỗ, cũng không được “trông trăng”, thậm chí có những trẻ còn chưa bao giờ nhìn thấy trăng trong thành phố. |
Ngày nay, trẻ con cũng không còn có nghi thức phá cỗ trung thu. Trước đây, cỗ Trung thu được bày ra, lũ trẻ đi rước đèn ông sao xong về ngồi quay quần bên mâm cỗ rồi đợi đến 9, 10 giờ, tới khi trăng lên mới được “phá cỗ”. Nay để tiện cho công việc của người lớn, hầu hết các trường học, cơ quan đều tranh thủ tổ chức Trung thu vào buổi chiều hoặc sau giờ học. Trẻ em không được phá cỗ, cũng không được “trông trăng”, thậm chí có những trẻ còn chưa bao giờ nhìn thấy trăng trong Thành phố.
Chị Phạm Tươi, một bà mẹ 9x ở khu đô thị Linh Đàm cho biết, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng thế hệ của chị những năm 90 cũng không còn được vui chơi Trung thu đúng nghĩa. Bởi thế, sau này có điều kiện, cứ Trung thu là cả gia đình về quê chồng ở Hòa Bình để vui tết Trung thu. Ở đó, các con chị được cùng ông bà làm bánh, bóc bưởi, làm đèn lồng và trông trăng, phá cỗ, nghe người già kể chuyện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để có một cái tết Trung thu ở thôn quê như thế.
Trong ký ức người lớn, tết Trung thu xưa thường có đèn lồng, bánh nướng thơm lừng, lân vàng sặc sỡ, tiếng hát rước đèn vui nhộn... Tuy nhiên, những hình ảnh truyền thống ấy không còn bắt gặp nhiều trong tâm trí trẻ con thời nay.
Em Bảo Anh (Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An) chia sẻ: “Con bị bội thực trước trung thu cả tháng trời vì ngày nào cũng được ông bà, các dì, các cô tặng bánh nên cứ ăn rả rích. Đến đêm Trung thu thì phải chạy hết chỗ này đến chỗ nọ để tham gia, từ trường học của con, trường học của em, khu chung cư, cơ quan bố mẹ…, đâu cũng bánh kẹo, múa lân múa rồng. Con chỉ thích về nhà xem ti vi”.
Không chỉ ở thành thị, nhiều trẻ em nông thôn cũng không biết về sự tích chú cuội, cung trăng và chị Hằng Nga. Cuộc sống hiện đại và tất bật khiến cha mẹ quên kể cho con nghe những câu chuyện về nguồn gốc và phong tục Trung thu xưa cũ. Hơn nữa, ngày nay việc mua một món đồ chơi Trung thu quá dễ khiến cho cha mẹ dễ dàng đáp ứng để con “hưởng Trung thu” thay vì cùng con làm những món đồ chơi có ý nghĩa để cùng vui Trung thu.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47