--> -->
Chào mừng kỷ niệm 17 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2021)

Khát vọng góp phần xây dựng đất nước hùng cường

Ngày mai (13/10) kỷ niệm 17 năm ngày Doanh nhân Việt Nam. Trải qua 76 năm từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến “Công Thương cứu quốc đoàn” vào ngày 13/10/1945, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không ngừng lớn mạnh và đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Thăm, chúc mừng các doanh nghiệp trên địa bàn nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn chúc mừng các doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam Gặp mặt, biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu
Khát vọng góp phần xây dựng đất nước hùng cường
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp nhân kỷ niệm 17 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Ngày 13/10/1945, khi giới doanh nhân tập hợp lại thành lập “Công Thương cứu quốc đoàn” và gia nhập Mặt trận Việt Minh, Bác Hồ đã viết thư động viên, cổ vũ. Trong thư Bác Hồ viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.

Chính phủ, Nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này”. Chính vì thế, 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13/10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Những năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, đóng góp lớn hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trước những năm 2000, chúng ta từng xem doanh nghiệp Nhà nước là xương sống của nền kinh tế, thì sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp 2005 (29/11/2005) và đến nay đã thêm 02 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 2014, 2020 cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam càng có điều kiện phát triển bình đẳng.

Để khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, ngày 03/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn bản pháp quy đã tạo động lực để doanh nghiệp Việt Nam vươn mình ra biển lớn.

Điều đáng nói trong công tác quản lý Nhà nước từ chỗ xem doanh nghiệp là chủ thể quản lý, nay Nhà nước xem doanh nghiệp là khách thể quản lý, là bạn đồng hành trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính nhờ những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà hiện nay trên mảnh đất hình chữ S đã có rất nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời.

Cùng với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng đã vươn lên tạo thế kiềng 3 chân trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập. Những tập đoàn kinh tế như Viettel, Vinamilk, Vingroup, Trường Hải, FPT… không những khẳng định vị trí trong nước mà còn vươn ra cạnh tranh quốc tế.

Doanh nghiệp là chủ thể làm ra của cải vật chất cho xã hội, đóng thuế cho Nhà nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động… góp phần quan trọng vào sự hưng thịnh của quốc gia. Nên trong công tác quản lý Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển hơn nữa.

Đặc biệt, từ khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính trong các hội nghị, cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương đã nhiều lần nhấn mạnh đến cụm từ “tháo gỡ các vướng mắc để hoàn thiện thể chế”. Và trong đợt dịch thứ 4, chỉ trong thời gian ngắn, người đứng đầu Chính phủ cũng đã 2 lần tiến hành Hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp, lãnh đạo địa phương để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm khôi phục sản xuất- kinh doanh.

Ngày 7/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng có cuộc làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và gặp gỡ giới doanh nhân Việt Nam để lắng nghe các ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế luật pháp giúp cộng đồng doanh nghiệp trước mắt là vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra, về lâu dài có điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nhằm tạo ra nhiều doanh nghiệp mới, ngày 11/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1362 về phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Theo đó, phấn đấu có ít nhất 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 để hướng tới mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép các nội dung, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, các chương trình mục tiêu của các Bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Phát huy tinh thần dân tộc quật cường, phát huy tinh thần, ý chí kinh doanh thấm đẫm tinh thần Việt của nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi, từ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp quy mô trung bình đến các tập đoàn lớn đều mang trong mình lòng tự tôn dân tộc và một khát khao vì một Việt Nam hùng cường.

Có lần một doanh nhân từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ thống nhất đất nước đã nói: “Một dân tộc duy nhất 3 lần thắng quân Nguyên Mông; đánh đuổi thực dân Pháp và đánh bại sự can thiệp của siêu cường thế giới đế quốc Mỹ thì không có lý do gì đội ngũ doanh nhân của dân tộc Việt Nam lại không làm nên trang sử vẻ vang trên mặt trận xây dựng Tổ quốc mạnh giàu”!

Câu hỏi đó cũng chính là khát vọng cháy bỏng của đội ngũ doanh nhân Việt trong việc góp phần xây dựng đất nước hùng cường. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến cộng đồng doanh nhân sức khỏe, thịnh vượng, góp phần xứng đáng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước hùng cường./.

H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính sách tiền lương với chuyên gia cao cấp có hiệu lực từ ngày 15/6

Chính sách tiền lương với chuyên gia cao cấp có hiệu lực từ ngày 15/6

Nghị định 92/2025 quy định về chế độ, chính sách với chuyên gia cao cấp có hiệu lực từ ngày 15/6.
ASEAN All-Stars đánh bại Man Utd với chiến thắng lịch sử 1-0

ASEAN All-Stars đánh bại Man Utd với chiến thắng lịch sử 1-0

Trong một trận giao hữu đầy cảm xúc và bất ngờ, đội tuyển ASEAN All-Stars đã khiến người hâm mộ bóng đá thế giới phải chú ý khi vượt qua ông lớn Manchester United với tỷ số tối thiểu 1-0, tạo nên một cú sốc đáng nhớ.
Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm, khảo sát làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập

Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm, khảo sát làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập

Theo Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương, chuyến thăm, khảo sát di tích lịch sử văn hóa và làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập là cơ hội quý báu để Hà Nội học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc gìn giữ di sản văn hóa và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đồng thời là bước đi cụ thể tăng cường hoạt động đối ngoại Nhân dân.
Hà Nội: Cửa hàng phố cổ công khai kinh doanh hàng nghìn chai nước hoa giả

Hà Nội: Cửa hàng phố cổ công khai kinh doanh hàng nghìn chai nước hoa giả

Sáng ngày 28/5, kiểm tra đột xuất một địa điểm kinh doanh tại phố Hàng Giấy, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm; lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện một kho lớn chứa hàng nghìn chai nước hoa có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.
Trọng Lân - Anh Đào tái hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời"

Trọng Lân - Anh Đào tái hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời"

Sau thành công của "Lối về miền hoa", cặp đôi Trọng Lân - Anh Đào một lần nữa kết hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời" - bộ phim kể về hành trình tìm lại tình yêu của hai gia đình đơn thân giữa cuộc sống hiện đại đầy bộn bề.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Chiều ngày 28/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương để thảo luận về cơ chế và chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô

Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô

Ngành Y tế, với tính chất đặc thù, cần được đảm bảo các chế độ đặc biệt dành cho người lao động như tiền trực, chế độ bồi dưỡng tại chỗ và điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề. Điều này nhằm nâng cao đời sống, động viên tinh thần và đảm bảo sự ổn định cho lực lượng y tế, vốn đang đối mặt với nhiều áp lực và thách thức.

Tin khác

Cơ quan Nhà nước phải tiên phong trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Cơ quan Nhà nước phải tiên phong trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 28/5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sửa Luật Quy hoạch: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Sửa Luật Quy hoạch: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) đề nghị quy định rõ "quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành phải lập đồng thời".
Trình Quốc hội dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Trình Quốc hội dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 27/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã trình bày Tờ trình dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Theo đó, dự án Luật đã cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Đại biểu Quốc hội: Cẩn trọng với các quy định về thủ tục tố tụng vắng mặt

Đại biểu Quốc hội: Cẩn trọng với các quy định về thủ tục tố tụng vắng mặt

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, do tính chất đặc biệt của thủ tục tố tụng vắng mặt, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền bào chữa và quyền được xét xử công bằng của người bị buộc tội, nên các quy định này cần được thiết kế với sự cẩn trọng tối đa.
Luật Tình trạng khẩn cấp: Phân cấp, phân quyền để ứng phó kịp thời với các tình huống

Luật Tình trạng khẩn cấp: Phân cấp, phân quyền để ứng phó kịp thời với các tình huống

Căn cứ diễn biến thảm họa, dịch bệnh, tình hình quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và trên cơ sở đề nghị của các bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban bố tình trạng khẩn cấp, trong trường hợp Ủy ban Thường vụ không thể họp ngay thì Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Cần thiết hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý

Cần thiết hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, việc xử lý hành vi tàng trữ, sử dụng ma túy chỉ ở mức xử phạt vi phạm hành chính và hiện nay đang áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện hoặc bắt buộc, là chưa đủ sức răn đe và đang tạo ra một khoảng trống pháp lý.
Báo chí Hà Nội tích cực hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng"

Báo chí Hà Nội tích cực hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng"

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội vừa có công văn số 245-CV/BTGDVTU đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mọi người tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia "Tổ quốc bên bờ sóng" lần thứ III.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 27/5, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Vấn đề hình phạt với tội làm hàng giả, đặc biệt là thực phẩm giả, thuốc chữa bệnh giả được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.
Hơn 17,1 triệu người dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID

Hơn 17,1 triệu người dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, số lượng người dân trực tiếp góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID ngày càng tăng. Tính đến 20 giờ ngày 26/5 đã có hơn 17,1 triệu người dân tham gia góp ý.
Đại biểu đề nghị phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa

Đại biểu đề nghị phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa

Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị quy định nguyên tắc phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa, tức là các tỉnh có tỷ lệ cân đối từ 80% trở lên được phép tự quyết một số khoản thu - chi, điều chỉnh định mức nội bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động