Kêu gọi các cơ chế hỗ trợ lao động, doanh nghiệp ngành dệt may, da, giầy, túi xách
![]() |
Từ trái qua phải: Đại diện Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Hiệp hội Dệt may Việt Nam ký kết tuyên bố chung |
Tham dự lễ ký kết có ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; bà Phạm Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam; ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, sự bùng nổ và lan tràn của đại dịch Covid-19 có tác động nặng nề tới tất cả các nền kinh tế trên toàn thế giới. Ở Việt Nam nói riêng, ngành dệt may, da, giày, túi xách có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra
Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết: Hơn 1 triệu lao động trong tổng số 4,3 triệu lao động của ngành công nghiệp dệt, may, da, giày, túi xách bị mất việc hoàn toàn. Số còn lại chỉ làm việc với 50-60% công suất và do vậy, thu nhập bị giảm đáng kể (giảm khoảng 40% thu nhập). Đáng chú ý, hơn 75% lao động trong ngành là phụ nữ, vốn là những người dễ bị tổn thương và chịu tác động nhiều nhất trong xã hội.
“Dù các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn đã cố gắng hết sức để duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động, nhưng tình trạng mất việc và giảm thu nhập của 4,3 triệu lao động đã có tác động dây chuyền và ảnh hưởng đến đời sống của gần 3 triệu gia đình”, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết.
Theo đó, nhằm hỗ trợ lao động và doanh nghiệp trong ngành, đại diện 4 bên đã cùng nhau ký Bản tuyên bố chung, kêu gọi Chính phủ Việt Nam, Chính phủ các quốc gia thành viên EU, các đối tác, các nhãn hàng EU ủng hộ sáng kiến, trên cơ sở các khuyến nghị: Có cơ chế hỗ trợ kịp thời và thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính; tạo ra các cơ chế và hỗ trợ về nguồn lực để giúp các ngành công nghiệp dệt may, da, giày, túi xách trở thành ngành công nghiệp sáng tạo, có thể sản xuất ra các sản phẩm và áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững và thân thiện hơn với môi trường;
Bên cạnh đó, thúc đẩy sự phát triển của ngành, thông qua các hiệp định thương mại, từ đó tạo điều kiện để đào tạo cho người lao động và nâng cao khả năng tìm việc làm cho họ; tăng cường trách nhiệm của nhãn hàng trong các chuỗi cung ứng để góp phần duy trì việc làm và sinh kế của người lao động; đầu tư vào các quan hệ đối tác chiến lược, thúc đẩy và phát triển hơn nữa đối thoại xã hội phù hợp với bối cảnh Việt Nam và các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
![]() |
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá cao sáng kiến này của các bên |
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá cao sáng kiến này của 2 Hiệp hội với sự hỗ trợ của Công đoàn Hà Lan, sự tham gia đồng hành của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thể hiện trách nhiệm, sự chia sẻ với doanh nghiệp và người lao động.
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, tác động của Covid đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và việc làm cho người lao động. Đây cũng 2 trong nhiều ngành đang gặp nhiều khó khăn, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là đông lao động nữ - đối tượng dễ bị tổn thương. Do đó, những nội dung trong bản tuyên bố đã thể hiện mong muốn nhu cầu, nguyện vọng của người lao động trong 2 ngành đang gặp nhiều khó khăn này.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kỳ vọng, việc ký kết giữa 4 bên hôm nay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người lao động trước mắt cũng như lâu dài.
Về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, tổ chức Công đoàn sẽ có chương trình hành động cụ thể, kêu gọi người lao động nỗ lực làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, cũng như góp phần khôi phục nền kinh tế của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng
Tin khác

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu
Việc làm 26/07/2025 12:24

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Việc làm 21/07/2025 22:24

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao
Việc làm 21/07/2025 18:20

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số
Việc làm 20/07/2025 15:17

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng
Việc làm 20/07/2025 14:59

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước
Việc làm 19/07/2025 19:30

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp
Việc làm 18/07/2025 09:08

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô
Việc làm 15/07/2025 22:22

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025
Việc làm 14/07/2025 07:42

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia
Việc làm 14/07/2025 07:41