Huyện Mê Linh: Điểm sáng trong phát triển rau sạch
Huyện Mê Linh: Chất lượng giải quyết đơn thư ngày càng được nâng cao | |
Huyện Mê Linh cần tập trung khai thác tối đa các lợi thế |
Thành công từ thay đổi cơ cấu cây trồng
Vốn là một xã nghèo, trước đây, phần lớn diện tích đất xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội đều là đất bỏ hoang, người dân xã Tráng Việt sống chủ yếu nhờ nghề nuôi tằm, trồng chuối và trồng mía. Tuy nhiên, thu nhập từ những nghề này không cao nên khi nhắc đến chuyện đồng áng, người dân xã Tráng Việt cũng không mấy mặn mà. Những người trẻ xã Tráng Việt khi trưởng thành cũng không mấy ai gắn bó với nông nghiệp mà đều tìm đến các nhà máy, xí nghiệp để mong có được nguồn thu nhập khá cho gia đình, cải thiện cuộc sống.
Cách đây gần 15 năm, huyện Mê Linh có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ trương này đã có tác động lớn đến sự thay đổi của vùng đất này. Nhận thấy những cây trồng truyền thống như chuối, mía đã không còn phù hợp, thu nhập bấp bênh, một số gia đình xã Tráng Việt đã tiên phong trong việc vay vốn để cải tạo đất, phát triển rau sạch.
Mô hình trồng rau an toàn rộng hơn 25 hecta của gia đình anh Ngô Văn Cát tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. |
Thời gian đầu khi mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên nguồn thu nhập từ trồng rau sạch không được như mong muốn, không đủ hoàn lại số vốn ban đầu đã bỏ ra cải tạo đất, chăm bón cho cây trồng. Trải qua một vài vụ rau, người dân xã Tráng Việt đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc rau nên chất lượng rau ngày càng được nâng cao, thu nhập từ trồng rau cũng tăng dần, người dân dần ổn định cuộc sống.
Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần số vốn đầu tư khá lớn, thế nên ban đầu chỉ có một vài hộ gia đình xã Tráng Việt mạo hiểm triển khai chuyển đổi. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, khi tận mắt chứng kiến những cánh đồng rau sinh trưởng và phát triển tốt nên các hộ dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt đã đồng loạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mong muốn vươn lên thoát nghèo. Tính tới thời điểm hiện tại, tại thôn Đông Cao xã Tráng Việt có tới hơn 90% người dân phát triển kinh tế bằng nghề trồng rau an toàn.
Là một trong những gia đình tiên phong trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, anh Ngô Văn Cát (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) vẫn còn nhớ những khó khăn ban đầu mà gia đình anh phải trải qua. Anh Cát kể rằng: “Khoảng 10 năm về trước, vùng đất gia đình mình đang trồng rau vốn là những lò gạch bỏ hoang, chỉ có cỏ dại mọc um tùm. Nhận thấy vùng đất này có tiềm năng phát triển rau sạch, cả nhà bỏ hết vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng để nhận thầu hơn 25 hecta và tiến hành cải tạo đất. Quá trình cải tạo đất mất khá nhiều thời gian và tốn kém.
Các thương lái đến tận nơi để thu mua dọc mùng |
Thời điểm đó, nhà mình phải huy động 4 máy xúc đi đào đất lên và lấp gạch xuống, do số lượng gạch vỡ tồn khá nhiều nên cả nhà khá vất vả trong việc san ủi tạo mặt bằng để có được diện tích bằng phẳng trồng cấy rau màu như hiện tại”. Cũng theo anh Cát, do chi phí đầu tư lớn nên ban đầu gia đình cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng may nhà có sẵn máy xúc, máy ủi nên việc cải tạo cũng bớt đi một phần chi phí, để giành ra một khoản tiền để đầu tư vào giống và chăm bón cho cây cho đến ngày thu hoạch.
Nhờ có sự định hướng đúng về phát triển cây trồng của huyện Mê Linh mà cuộc sống của người dân trong xã Tráng Việt ngày càng ổn định. Mùa nào thức đó, các loại rau được trồng theo mùa vụ với đa dạng về chủng loại. Thế nhưng loại rau chủ lực, được trồng nhiều nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất phải kể đến củ cải trắng có xuất xứ từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh củ cải trắng, bà con nông dân còn trồng thêm nhiều loại rau màu khác như: Rau cải ngồng, cải chip, súp lơ, cà chua, bắp cải, su hào để đa dạng các loại rau củ cung ứng cho thị trường.
Hiệu quả kinh tế lớn
Trao đổi với phóng viên về những đổi thay khi bắt đầu làm rau sạch, anh Ngô Văn Cát cho biết: “Tính tới thời điểm hiện tại, toàn bộ diện tích rau màu đã đưa lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Do hợp đất nên rau màu tươi tốt, phát triển rất nhanh và ít gặp sâu bệnh hại. Với diện tích trồng rau lớn, mỗi năm, gia đình mình thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề trồng rau an toàn. Cùng đó, xác định củ cải là đặc sản của huyện Mê Linh nên mình tập trung phát triển.
Thông thường củ cải sẽ được trồng và thu hoạch từ khoảng tháng 8 cho tới tháng 2 Âm lịch, củ cải được trồng ở vùng rau an toàn thôn Đông Cao có sự khác biệt so với củ cải các vùng khác là khi ăn có vị ngọt thanh, không bị đắng”. Chỉ tính riêng mùa thu hoạch củ cải, gia đình anh Cát thu được khoảng 2 tấn/xào, mỗi xào đưa lại hơn 10 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với cây chuối, cây mía trước đây.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sức lao động trong phát triển kinh tế từ nông nghiệp, hộ gia đình anh Cát đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất. Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công tưới nước cho rau mà vẫn đảm bảo được độ ẩm cần thiết, gia đình anh Cát đã đầu tư hệ thống tưới tự động. Nói về ý tưởng lắp đặt hệ thống tưới tự động, anh Cát cho hay: “Hệ thống tưới tự động đã được gia đình anh lắp đặt từ nhiều năm nay.
Làm nông nghiệp vốn là nghề vất vả, trong những ngày tiết trời nắng nóng thì việc giữ độ ẩm cần thiết cho rau trên quy mô lớn là điều vô cùng khó khăn, tốn khá nhiều thời gian và công sức. Trong một chuyến tham quan một số mô hình trồng rau tại Đà Lạt, mình và gia đình được giới thiệu về hệ thống tưới tự động. Với hệ thống này, chỉ với một thao tác đơn giản để vận hành máy bơm, hàng chục hecta rau sẽ được tiếp nước mà không cần đến quá nhiều nhân công. Với mục tiêu phát triển kinh tế, gắn bó với sản xuất rau lâu dài nên cả gia đình đã quyết định thuê người lắp đặt hệ thống và sau đó tự mình vận hành máy. Kể từ khi có hệ thống này, gia đình mình đã bớt vất vả hơn trong quá trình chăm sóc cây, cũng nhờ được tưới tiêu thường xuyên nên ngay cả trong những ngày nắng gắt rau cũng xanh tốt và phát triển rất tốt”.
Hiện tại, gia đình anh Cát đang có hàng chục hecta rau màu các loại đưa lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Theo anh Cát, một nửa diện tích đất canh tác gia đình anh đang cho nghỉ để chờ đến mùa trồng củ cải, phần còn lại anh Cát tiến hành trồng mướp đắng, dọc mùng, dưa lê và dưa bở, phần lớn các loài cây này đều phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trồng rau an toàn, gia đình anh Cát còn tiến hành trồng xen các loại cây ăn quả như bưởi diễn, cam canh và chăn nuôi lợn để tận dụng diện tích đất còn trống.
Nói về định hướng phát triển khu rau an toàn trong thời gian tới, anh Ngô Văn Cát chia sẻ: “Trong thời gian tới, gia đình mình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng rau an toàn, đặc biệt đẩy mạnh về trồng củ cải, chăn nuôi và đa dạng các loại rau để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Song song với việc mở rộng diện tích trồng rau, mình cũng sẽ tiến hành quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất, xin giấy phép để triển khai mô hình rau sạch, nâng cao chất lượng đầu ra cho sản phẩm”.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Nông thôn mới 09/01/2025 15:02
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22