Huyện Ba Vì: Phấn đấu số xã về đích nông thôn mới năm 2019 đạt 63,3%
Quán triệt quan điểm của Đảng và chủ trương của Thành ủy Hà Nội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua Đảng bộ huyện Ba Vì đã đề ra nhiều chủ trương và cụ thể hóa bằng các đề án, các chương trình để thực hiện.
Để nghị quyết đi vào thực tiễn cuộc sống, Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, mục đích, ý nghĩa Chương trình xây dựng NTM, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về lợi ích, trách nhiệm trong việc xây dựng NTM.
Cụ thể, phong trào “dồn điền đổi thửa” đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Tính đến nay, toàn huyện đã dồn điền đổi thửa được hơn 5.725,1 ha, đạt 123,3% kế hoạch thành phố giao.
Toàn huyện đã huy động nhân dân đóng góp gần 144 tỷ đồng, hiến hàng nghìn m² đất thổ cư, đất nông nghiệp, tường rào; góp hàng nghìn ngày công để làm đường giao thông, xây dựng trường học, nhà văn hoá. Ba Vì cũng đã đón nhận được sự hộ trợ tích cực của nhiều quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, với số tiền ủng hộ trên 169 tỷ đồng. Kết thúc Giai đoạn I (2010 – 2015) huyện đã có 7 xã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM.
![]() |
Huyện Ba Vì khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Ảnh: Diệu thu |
Trong giai đoạn 2016-2020, Ba Vì xác định sẽ chú trọng triển khai thực hiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM; Tổng nguồn vốn huy động đầu tư thực hiện Chương trình đạt 2.100 tỷ đồng.
Được biết, huyện Ba Vì luôn ưu tiên hoàn thiện hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sinh hoạt, xây dựng hoàn chỉnh các công trình, bảo đảm đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các trường học; các nhà văn hóa xã đảm bảo đạt chuẩn. Đã có hàng trăm các công trình xây dựng được triển khai. Điện, đường, trường, trạm, cơ sở hạ tầng nông thôn Ba Vì được thực hiện bài bản, hiện đại hơn.
Công tác văn hóa, xã hội ngày càng được quan tâm. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được tăng cường; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các xã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng cơ bản công việc phân công. Tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn toàn huyện được giữ vững, công tác an sinh xã hội ngày càng được bảo đảm.
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng lên. Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 97,69% trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo 48,65%. Mức thu nhập của người dân được nâng lên đáng đạt 38,5 triệu đồng/năm (năm 2018); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,18%. Phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu được xây dựng điểm tại 4 thôn đã dần tạo thành nề nếp.
Kết quả đạt được đến hết năm 2018 huyện có 15/30 xã đạt 50% được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM, năm 2019 đăng ký phấn đấu thực thêm 04 xã về đích nâng số xã đạt lên 19/30 xã đạt 63,3%. Những kết quả đạt được, chính là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phấn đấu xây dựng các xã hoàn thành NTM trong những năm tiếp theo.
Là địa phương thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, huyện Ba Vì có xuất phát điểm rất thấp. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán. Hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Đời sống và thu nhập của một số bộ phận nông dân, nhất là các xã miền núi còn thấp, nhiều lao động thiếu việc làm, thu nhập không ổn định. Chất lượng các dịch vụ y tế, giáo dục nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân… Dù vậy, được sự quan tâm, đầu tư của Thành phố và sự chung tay của nhân dân, huyện Ba Vì đã huy động được trên 2.123 tỷ đồng thực hiện Chương trình số 02. Huyện Ba Vì xác định, xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm hoàn thiện. Theo đó, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình số 02. Chủ động rà soát, ưu tiên đầu tư ngân sách để hoàn thiện những tiêu chí về hạ tầng như: Giao thông, nhà văn hóa thôn, trường học, trạm Y tế... Phấn đấu đến năm 2020, huyện có 23/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ
Tin khác

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn
Nông thôn mới 18/02/2025 12:57

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Nông thôn mới 09/01/2025 15:02

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21