--> -->

Hợp tác xã Thanh Bình: Hiệu quả từ mô hình chè sạch

Là một trong những điển hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP ở Thái Nguyên, Hợp tác xã Thanh Bình đã và đang nâng tầm chất lượng sản phẩm và thương hiệu chè sạch lên một tầm cao mới.
hop tac xa thanh binh hieu qua tu mo hinh che sach Đẩy mạnh phát triển vùng chè sạch của Thủ đô
hop tac xa thanh binh hieu qua tu mo hinh che sach Người thương binh với khao khát về sản phẩm chè sạch

Từ ước mơ chè sạch

Từ lâu, Thái Nguyên đã nổi tiếng với những đồi chè bạt ngàn và những thương hiệu chè được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều người vì mải chạy theo lợi nhuận mà quên đi cái tinh khiết trong từng búp chè, tạo ra nhiều sản phẩm chè chất lượng kém.

hop tac xa thanh binh hieu qua tu mo hinh che sach
Thái Nguyên nổi tiếng với những đồi chè bạt ngàn

Sự thật này không chỉ là mối lo đối với người tiêu dùng mà còn là nỗi niềm canh cánh trong lòng những người nông dân lương thiện, sản xuất chè bằng cả cái tâm. Chính bởi lí do đó, một số hợp tác xã sản xuất chè đã được thành lập tại Thái Nguyên để các hộ sản xuất có thể liên kết lại với nhau, giúp phát triển sản xuất chè sạch, chống lại vấn nạn chè bẩn.

Điển hình trong số đó là hợp tác xã chè Thanh Bình (thuộc xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) được thành lập từ năm 2017 và bước đầu đã đạt được những thành quả tích cực trong quá trình sản xuất.

Năm 2017, vấn nạn chè “bẩn” tràn lan trong khi những người nông dân tại xã Bình Thuận vẫn luôn cần mẫn từng ngày sản xuất những búp chè thơm và sạch. Khi ấy, giá thành chè giảm rõ rệt, việc sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm là một bài toán khó.

Người dân cứ đau đáu một nỗi niềm trong lòng rằng những búp chè mà mình làm ra vẫn luôn đảm bảo sạch và tinh khiết, ấy vậy mà “con sâu làm rầu nồi canh”, thị trường gần như dần “xa lánh” sản phẩm chè xanh trong khoảng thời gian đó.

Khó khăn và thách thức là vậy, nhưng bằng tình yêu mãnh liệt với những búp chè xanh đã gắn bó qua nhiều thế hệ, những người nông dân quyết tâm cùng nhau tìm ra một hướng đi mới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Và như thế, hợp tác xã chè Thanh Bình, tiền thân là Tổ hợp tác chè Thanh Bình đã ra đời với 14 hộ sản xuất ban đầu thuộc 2 xóm Thanh Phong và Bình Xuân, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vào năm 2017.

Đến thương hiệu chè nổi tiếng

Kể từ khi thành lập, người dân trong tổ hợp tác cùng nhau học hỏi kinh nghiệm về chăm sóc và chế biến chè, tham gia vào các buổi tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp do Hội Nông dân tổ chức, tiến hành lắp đặt hệ thống các máy móc thiết bị hiện đại cho việc tươi tiêu, chăm bón và chế biến ra sản phẩm chè.

Các hoạt động kiểm định chất lượng bắt đầu được tiến hành một cách bài bản, các cơ quan có thẩm quyền triển khai kiểm tra hoạt động sản xuất, cử các chuyên gia về nông nghiệp trực tiếp đến hướng dẫn cho người dân, hoạt động sản xuất mang tính tập trung hơn và không còn manh mún nhỏ lẻ như trước.

Sau 2 năm hoạt động , đến năm 2018, hợp tác xã chè Thanh Bình chính thức được thành lập, là hợp tác xã đầu tiên trên địa bàn xã Bình Thuận, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

hop tac xa thanh binh hieu qua tu mo hinh che sach
Ông Trịnh Văn Hưng và các hộ gia đình trong hợp tác xã chè Thanh Bình nuôi ước mơ mang chè sạch đến với người tiêu dùng

Ông Trịnh Văn Hưng, Giám đốc hợp tác xã chè Thanh Bình, chia sẻ: “Ở Bình Thuận, chất lượng sản phẩm trà cũng không thua kém các đơn vị khác, tuy nhiên thương hiệu sản phẩm chưa được nâng lên, hơn nữa việc sản xuất manh mún nhỏ lẻ cũng không đáp ứng được cơ chế thị trường bây giờ.

Vậy nên từ việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế là từ cây chè, từ nguyện vọng và sự đồng lòng của đại đa số bà con, chúng tôi cùng nhau hợp tác để phát triển, sau nữa là để xây dựng thương hiệu chè Thanh Bình nói riêng, hòa nhập với sản phẩm chè Thái Nguyên nói chung để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm”.

Vào tháng 3 năm 2019, hợp tác xã đã được Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), công nhận quy trình sản xuất và chế biến chè tại hợp tác xã chè Thanh Bình được thực hiện theo đúng quy chuẩn sản xuất chè sạch và an toàn của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đây được xem là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và xây dựng thương hiệu của hợp tác xã chè Thanh Bình.

Quy trình sản xuất sản phẩm chè sạch theo đúng quy chuẩn được thực hiện vô cùng công phu bởi những người nông dân đã gắn bó với những búp chè tươi thơm ngát không dưới 20 năm.

Bà Nguyễn Thị Diện, thành viên hợp tác xã chè Thanh Bình có tâm sự với chúng tôi: “Việc chăm sóc chè khó như chăm một đứa trẻ vậy, phải hiểu rõ về cây chè, nắm vững các nguyên tắc, đồng thời phải dành ra rất nhiều thời gian và công sức thì mới có thể làm chè tốt được”.

Quy trình bao gồm 2 giai đoạn lớn là chăm sóc và chế biến (sao chè). Trong giai đoạn chăm sóc, người dân tại hợp tác xã chè Thanh Bình hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học.

Họ thường cắt một số loại thực vật như dương xỉ, cỏ vừng, hoặc dùng rơm khô để rải vào giữa rạch chè, chờ cho mục ruỗng làm phân hữu cơ. Ngoài ra, người dân còn sử dụng phân chuồng để cung cấp thêm dưỡng chất cho đất, búp chè cũng vì thế mà tươi non mỡ màng hơn. Hệ thống tưới tiêu được lắp đặt và vận dụng tối đa để cung cấp đủ nước cho cây chè sinh trưởng và phát triển.

Trong trường hợp cây chè bị tấn công bởi một số loại sâu bệnh hoặc mắc phải các bệnh do vi khuẩn, vi sinh vật có hại, người dân sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm có nguồn gốc sinh học, được làm từ những nguyên liệu rất dễ kiếm như gừng, tỏi, ớt, xả, các loại lá, các chủng nấm vi sinh… có hiệu quả cao trong việc phòng trừ các loại sâu bệnh nhưng lại rất an toàn với sức khỏe con người và môi trường đất, sau đó cách ly theo đúng quy định.

Giai đoạn chế biến (sao chè) được xem như một trong những loại hình nghệ thuật mà người sao chè chính là những nghệ nhân. Tại hợp tác xã Chè Thanh Bình, người dân sử dụng củi khô để tạo nên hương vị tốt nhất cho chè, lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc điều chỉnh nhiệt độ trong bếp chè phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để búp chè thơm và đẹp nhất.

Giai đoạn sao chè gồm 4 giai đoạn. Trước tiên, sau khi hái cần để cho chè héo nhẹ trong khoảng từ 4-6 tiếng để giảm lượng nước trong búp chè. Bước thứ 2 được gọi là ốp diệt men, sử dụng nhiệt độ cao để phá hủy hệ thống enzym có trong nguyên liệu chè, đình chỉ sự oxy hóa các chất, nhất là tanin, giữ màu xanh tự nhiên và vị chát của chè.

Sau khi diệt men cần phải để cho chè nguội để tiến hành vò và rũ tơi, đây chính là bước thứ 3. Vò để làm dập tế bào của lá làm dịch chè thoát ra bề mặt để sau khi sấy sẽ làm cho cánh chè bóng hơn và sau khi pha nước, dịch chè chuyển vào nước pha dễ dàng hơn, nhưng sau đó phải sàng, rũ tơi để tránh cho chè khỏi vón cục, đồng thời giúp làm nguội chè, tránh quá trình oxy hóa có thể xảy ra. Cuối cùng, bước thứ 4 là sao khô giúp vừa làm giảm lượng nước trong búp chè vừa làm cho búp chè xoăn chặt, có ngoại hình đẹp và hương thơm dễ chịu.

Bà Dương Thị Hợp, thành viên hợp tác xã chè Thanh Bình nói: “Vì làm lâu năm rồi nên nghe tiếng chè chuyển động tôn quay là có thể cảm nhận được chè đã tới hay chưa. Làm chè là phải thật sự chú tâm, để chè có thể dậy hương thì phải điều tiết được nhiệt độ trong bếp một cách liên tục, chè mà bị “đói lửa” thì cũng không ngon, mà “già lửa” một chút là sẽ cháy hoặc mất hương ngay”.

Hiện nay hợp tác xã chè Thanh Bình gồm có 23 hộ sản xuất với tổng diện tích đất canh tác là 7.54 hecta, với sản lượng chè thu hoạch khoảng 98.2 tấn chè búp tươi trong một năm (tương đương với 19.6 tấn chè khô trong một năm). Giá thành không còn bấp bênh hoặc bị ép giá xuống thấp.

Vấn đề đầu ra cho sản phẩm cũng phần nào được giải quyết một cách ổn định hơn, thay vì chờ thương lái đến thu mua, người dân chủ động tìm đến các nhà máy, các doanh nghiệp thu mua với số lượng lớn, hợp tác lâu dài trên cơ sở ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm Nông nghiệp.

Làm chè bằng cả cái tâm và với một cái tầm của thời đại mới, những người nông dân đang dần trở thành những người làm kinh tế giỏi khi luôn luôn chủ động hội nhập kinh tế thị trường, không để mình bị tụt hậu so với thời đại.

Với một định hướng phát triển rõ ràng và một nền tảng vững chắc về chất lượng sản phẩm hiện có, trong tương lai, hợp tác xã chè Thanh Bình hi vọng sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, nâng tầm thương hiệu trà Thái Nguyên nói riêng và thương hiệu trà Việt Nam nói chung lên tầm quốc tế.

Linh Nắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Chiều 15/5, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025) của Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các hoạt động kỷ niệm.
Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Trong những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ công nhân, người lao động. Phong trào không chỉ khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo mà còn tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hiểu rõ sức khỏe là “vốn quý”, góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Đặc biệt, là tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động.
Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 15/5, Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Luật gia các quận/huyện và Chi hội Luật gia trực thuộc Thành hội.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động