-->

Hợp tác hành lang kinh tế tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thời gian qua, việc thiết lập cơ chế hợp tác chính thức giữa 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) là một trong những sáng kiến tạo tiền đề và cơ sở cho các hoạt động giao lưu, hữu nghị, hợp tác đa dạng và phong phú giữa các địa phương...
Tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, thuận lợi hóa thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc Thúc đẩy các hoạt động hợp tác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn

Sáng 13/11, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ X năm 2023, đại biểu của 2 nước bước vào phiên thảo luận toàn thể với chủ đề: “Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố hành lang kinh tế Việt - Trung nhằm phát triển kinh tế trong tình hình mới”. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên thảo luận.

Giao lưu hữu nghị giữa các tỉnh, thành phố ngày càng gắn bó

Báo cáo tóm tắt kết quả triển khai nội dung Biên bản Hội nghị hành lang kinh tế Việt - Trung lần thứ IX, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, năm 2023, sau khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Vân Nam với các tỉnh, thành dọc hành lang kinh tế dần nối lại và ngày càng gắn bó.

Hợp tác hành lang kinh tế tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên thảo luận.

Hợp tác hành lang kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các biện pháp thúc đẩy tiêu chuẩn hóa thương mại và tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp cả hai nước đã giúp tăng cường sự hợp tác kinh doanh. Hai bên cùng khôi phục, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thông quan các mặt hàng nông sản, trái cây tươi tại cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quốc).

Mở rộng khu vực kho, bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa, tăng cường lực lượng lao động bốc xếp; phối hợp triên khai vận hành “luồng ưu tiên” thông quan cho hàng nông sản qua cặp cửa khau quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quôc). Triển khai Biên bản Hội đàm về việc vận chuyến hàng hóa hai chiều qua cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quốc).

Tiếp tục thúc đẩy mở các cặp cửa khẩu song phương (hoặc điếm thông quan của cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu) tại Mường Khương và Bản Vược. Đồng thời, phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) và hình thành cặp chợ biên giới tại khu vực này.

Hợp tác hành lang kinh tế tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo tóm tắt kết quả triển khai nội dung Biên bản Hội nghị hành lang kinh tế Việt -Trung lần thứ IX.

Về hợp tác đầu tư, lũy kế đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 11 dự án FDI có vốn đầu tư từ Trung Quốc, với số vốn 387,2 triệu USD, trong đó có 05 dự án FDI đến từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với số vốn 377 triệu USD.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tháng 11/2022, Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố trong “Tuyên bố chung về tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam” rằng hai bên đã nhất trí hoàn thành sớm rà soát quy hoạch đường sắt khổ tiêu chuẩn Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời tập trung đàm phán thỏa thuận thúc đẩy kế hoạch nối tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai- Hà Khẩu.

Hai bên phối hợp đẩy mạnh công tác kết nối, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch. Ngày 28/3/2023, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng cùng với châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị xúc tiến khởi động lại tuyến du lịch vàng “Hai quốc gia - Sáu điểm đến” của Trung Quốc và Việt Nam.

Báo cáo đánh giá, việc thiết lập cơ chế hợp tác chính thức giữa 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc là một trong những sáng kiến tạo tiền đề và cơ sở cho các hoạt động giao lưu, hữu nghị, hợp tác đa dạng và phong phú giữa các địa phương...

Hợp tác hành lang kinh tế tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Vân Nam Lưu Hiểu Khải khẳng định, thời gian qua 2 nước đã có sự hợp tác ở nhiều lĩnh vực, quan hệ phát triển mạnh mẽ.

Để hình thức hợp tác giữa 5 tỉnh, thành phố phát huy hiệu quả và duy trì mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp trong thời gian tới, dự kiến một số chương trình hợp tác Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung lần thứ X được tiếp tục như: Sở Công Thương các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Hải Phòng, Hà Nội hợp tác với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam trong việc tăng cường trao đổi thông tin, kết nối các sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của địa phương; cùng tham gia các Hội chợ thương mại tổ chức thường niên của mỗi bên để mở rộng, tìm kiếm, xúc tiến thương mại cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa hai bên...

Hợp tác trên tinh thần cùng thắng

Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Vân Nam Lưu Hiểu Khải khẳng định, thời gian qua 2 nước đã có sự hợp tác ở nhiều lĩnh vực, quan hệ phát triển mạnh mẽ. Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn duy trì đối tác, hợp tác mậu dịch với Việt Nam. Trong đó, thúc đẩy xây dựng "Vành đai và con đường", "Hai hành lang, một vành đai". Việt Nam cũng là đối tác, hợp tác mậu dịch lớn nhất của Trung Quốc ở khu vực ASEAN, quan hệ đối tác không ngừng đi vào chiều sâu đã tạo cơ hội cho các tỉnh, thành phố trên tinh thần hợp tác cùng thắng.

Từ năm 2004, các địa phương đã cải thiện kết nối hạ tầng giao thông vận tải, tích cực thúc đẩy các dự án cầu, đường bộ, đường sắt, logistics qua cửa khẩu... Hợp tác thương mại đạt được hiệu quả mới với nhiều hoạt động phối hợp tổ chức các hội chợ giao lưu, tăng cường vận chuyển hàng hóa đường bộ; thiết lập mở ra tuyến du lịch vàng Côn Minh - Hà Nội - Hạ Long... Cùng đó, giao lưu hữu nghị giữa hai bên có diện mạo mới. Tỉnh Vân Nam đã phối hợp tổ chức nhiều khóa đào tạo đối với cán bộ và nhân viên chuyên môn các tỉnh thành phố của Việt Nam.

Hợp tác hành lang kinh tế tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường tham luận tại phiên thảo luận.

Để tiếp tục hợp tác có hiệu quả, Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Vân Nam Lưu Hiểu Khải đề xuất các tỉnh, thành phố của Hà Nội và Vân Nam tiếp tục giao lưu nhân dân, tăng cường trao đổi giữa lãnh đổi cấp cao hai bên và thúc đẩy giao lưu giữa các ban, ngành hữu quan nhằm củng cố vững chắc nền tảng chính trị…

Làm rõ kết quả hợp tác giữa các địa phương trong thời gian vừa qua, ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, tỉnh Lào Cai luôn là cầu nối giữa Việt Nam với các nước ASEAN với miền Tây Nam của Trung Quốc. Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đến kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu và hoạt động du lịch. Trên cơ sở những kết quả đạt được, tỉnh Lào Cai đề xuất mở rộng các hình thức liên kết hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế với Trung Quốc.

Cụ thể, phát huy các cơ chế giao lưu hợp tác sẵn có giữa các tỉnh, địa phương; nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế - thương mại, phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư; tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, trong đó có các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam. Các địa phương thúc đẩy tuyến đường sắt kết nối ga Lào Cai tới Trung Quốc; Xây dựng cầu đường bộ qua Sông Hồng khu vực biên giới...

Tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường cũng chia sẻ, Hải Phòng đặc biệt quan tâm chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển kết nối tới các địa phương trong nước và các nước trong khu vực. Trong đó,hệ thống cảng biển là thế mạnh của Hải Phòng, giúp ngành vận tải, logistics ngày càng phát triển, đưa hàng hóa trong nước đi thẳng đến các thị trường quốc tế, khẳng định khả năng vận tải lớn nhất khu vực miền Bắc.

Hợp tác hành lang kinh tế tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
Toàn cảnh phiên thảo luận toàn thể.

Các tuyến đường cao tốc rút ngắn khoảng cách với Thủ đô Hà Nội và các địa phương Lào Cai - Hạ Long, hình thành trục thông suốt, giảm chi phí vận tải trong khu vực. Hải Phòng cũng là địa phương thu hút lớn đầu tư nước ngoài. Nhờ những thế mạnh đó, Hải Phòng xác định tập trung phát huy vai trò là thành viên của hành lang kinh tế các địa phương Việt Nam - Trung Quốc.

Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng cũng xác định nhiệm vụ tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng nhằm phát triển kinh tế, thúc đẩy giao thương hợp tác của cả khu vực; xây dựng hệ thống logistics trọng điểm quốc gia và quốc tế. Tiếp tục tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại; tăng cường xuất khẩu; xúc tiến du lịch giữa các bên; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư… để mở rộng hợp tác liên kết các tỉnh, thành phố trong vành đai kinh tế Việt - Trung.

Làm rõ vai trò của địa phương duy nhất của Việt Nam có đường biên giới đất liền, trên biển, trên không với Trung Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng khẳng định tỉnh là cửa ngõ trung chuyển, vận chuyển đa phương thức, kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN.

Với việc đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động cảng Vạn Ninh trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ là mắt xích quan trọng kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế thông qua tuyến hàng hải quốc tế.

Ông Bùi Văn Khắng nhấn mạnh, tỉnh Quảng Ninh với Vân Nam tuy không chung biên giới nhưng có nhiều ưu thế trong hợp tác phát triển kinh tế, đầu tư, du lịch, giáo dục... Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị các địa phương tích cực giao lưu trao đổi với nội dung phong phú có tính khả thi cao.

Đặc biệt về kết nối giao thông, tỉnh Vân Nam cần phối hợp để sớm mở đường bay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch, tăng khả năng hợp tác đầu tư thương mại giữa 2 địa phương. Hai bên cũng cần thúc đẩy khai thác hạ tầng giao thông, thúc đẩy logistics; kết nối cửa khẩu giữa các địa phương; tạo mạng lưới giao thông đa dạng; khuyến khích doanh nghiệp khai thác sàn thương mại điện tử, thế mạnh nông sản của 2 bên…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động