-->

Hối hả trên những công trình chờ ngày về đích

(LĐTĐ) Những ngày tháng 7, trong không khí chào mừng Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, cán bộ, đoàn viên, người lao động đang trực tiếp thi công những công trình giao thông trọng điểm của Thành phố không quản ngày đêm, tập trung chia các ca đẩy nhanh việc thi công các dự án để chờ ngày về đích đúng hẹn, thậm chí trước thời hạn.
Không xem xét điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích công trình phục vụ dân sinh Chú trọng chăm lo cho gia đình công nhân, viên chức, lao động

Điểm nhấn hạ tầng

Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, xứng tầm là Thủ đô của đất nước. Đúng với tinh thần ưu tiên thúc đẩy hạ tầng “phải đi trước một bước”. Hàng loạt các công trình giao thông do Trung ương và Hà Nội đầu tư đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn Thủ đô, tạo điều kiện để Hà Nội chủ động đầu tư kết nối các tuyến đường.

Hối hả trên những công trình chờ ngày về đích
Người lao động nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm của Thành phố. (Ảnh: Giang Nam, chụp tại dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương)

Đáng chú ý, nhiều lĩnh vực công tác liên quan đến giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô đã được triển khai hiệu quả. Nhiều dự án giao thông lớn, có vai trò quan trọng đối với hệ thống hạ tầng của Hà Nội đang bước vào giai đoạn cao điểm. Một số công trình trọng điểm như: Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; Vành đai 2 đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng; hầm chui Lê Văn Lương… đều đang được các nhà thầu nỗ lực đảm bảo tiến độ.

Ghi nhận tại dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương (nút giao Khuất Duy Tiến - Tố Hữu), ông Nguyễn Tuấn Nghĩa - Kỹ sư, kiêm Trưởng Ban an toàn dự án, liên danh nhà thầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 cho biết: Không khí thi công trên công trường hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 những ngày này rất khẩn trương. Hàng trăm công nhân, máy móc được tăng cường trên mọi mũi thi công.

Hà Nội đang trong những ngày vươn mình phát triển. Nhìn hạ tầng Hà Nội đang từng bước hiện đại hóa, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới, hẳn bất kỳ ai cũng thấy kỳ vọng và tự hào. Tự hào khi Hà Nội vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một Thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Tin chắc trong tương lai, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, bộ mặt của Hà Nội sẽ ngày càng khang trang, hiện đại.

Ông Nguyễn Tuấn Nghĩa chia sẻ, việc đưa các dự án hạ tầng giao thông sớm về đích vừa góp phần hoàn thiện, tăng cường năng lực mạng lưới giao thông của Thành phố, giảm thiểu ùn tắc giao thông. Với công trình hầm chui Lê Văn Lương, dự kiến trong quý IV/2022 sẽ được thông xe. “Trong khoảng thời gian vừa rồi, tình trạng ùn tắc ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Công trình được thi công và hoàn thiện sẽ trực tiếp giảm thiểu ùn tắc, nếu thông xe được sớm thì còn góp phần giúp việc lưu thông được thông thuận, giảm tải áp lực giao thông tại nút giao Khuất Duy Tiến. Hiện khó khăn lớn nhất chúng tôi phải đối mặt là quá trình chở vật liệu ra, vào dự án. Để khắc phục, đơn vị chúng tôi đã cố gắng tối đa công tác thanh thải nguyên vật liệu” - ông Nguyễn Tuấn Nghĩa thông tin.

Được biết, dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, có tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu hầm là 475m. Sau khi hầm chui Lê Văn Lương được xây dựng, nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại, thay vì 8 làn xe như hiện nay, góp phần giải quyết xung đột giao thông tại đây, từng bước hoàn chỉnh giao thông Thủ đô theo quy hoạch được duyệt.

Thực tế, từ năm 2010 đến nay, Thành phố đã huy động tổng hợp các nguồn lực, hoàn thành nhiều công trình giao thông quan trọng, góp phần kết nối khép kín hệ thống giao thông thông suốt. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng khung của Hà Nội với các công trình giao thông trọng điểm như: Đại lộ Thăng Long, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3 trên cao, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh, Quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Nhật Tân - Nội Bài... hoàn thiện, đã tạo diện mạo mới cho Thủ đô. Hà Nội cũng xác định chiến lược phát triển giao thông vận tải là ưu tiên phát triển những hạ tầng lớn, hiện đại như: Vành đai 1, 2, 3, 4… Tập trung đầu tư các cầu vượt sông, mở rộng đô thị ra hướng sông… Đây được xem là chiến lược đúng đắn, góp phần kết nối, hình thành các đầu mối logistics trung chuyển hàng hóa, hành khách giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố lân cận.

Giao thông kết nối

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Đỗ Việt Hải cho biết, đường bộ hiện là một trong những thế mạnh của Hà Nội với 11 tuyến đường Vành đai, trục hướng tâm đi qua địa bàn Thành phố. Trong đó có 7 tuyến hướng tâm (gồm: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Hạ Long; Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Lào Cai; Pháp Vân - Cầu Giẽ), cùng với đó là 3 tuyến Vành đai (gồm: Vành đai 3, 4, 5 có tổng chiều dài 129,5km) và tuyến quá cảnh cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5 dài 35,km. Hiện 8/11 tuyến đường bộ cao tốc đã cơ bản hình thành, 3 tuyến liên kết vùng là Vành đai 4, Vành đai 5 và cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5 đang trong quá trình chờ được đầu tư. Gần đây nhất, Vành đai 4 được phê duyệt đã tạo kỳ vọng lớn trong nhân dân, là tiền đề để Thủ đô Hà Nội bứt phá.

Hối hả trên những công trình chờ ngày về đích
Hạ tầng giao thông Thủ đô ngày càng được đồng bộ. Ảnh: Giang Nam

Tuyến đường khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường, mà còn tăng cường khả năng kết nối, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với đó, tạo điều kiện để các tỉnh, thành phố phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nhất là tạo ra không gian phát triển quỹ đất, tạo nguồn lực đầu tư.

Bên cạnh tuyến đường Vành đai, trục hướng tâm đi qua địa bàn Thành phố, Hà Nội còn có dư địa phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn là đường sắt đô thị lớn. Theo tìm hiểu, quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318km, kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven. Dự kiến, khi mạng lưới metro của Hà Nội hoàn thiện sẽ gia tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện hành khách công cộng tới 35-45%, giảm người sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông.

Trước mắt để nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, đặc biệt giảm tối đa ùn tắc, Thành phố đang đẩy nhanh thi công các công trình trọng điểm. Hy vọng khi những công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, hầm chui Lê Văn Lương, vành đai 2 phố Vọng- Vĩnh Tuy… đi vào hoạt động sẽ góp phần cải thiện giao thông Thủ đô, góp phầm làm cho Thủ đô càng đẹp, văn minh hơn./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hai ngày nay, khi nắm rõ thông tin hơn 600 camera trên địa bàn thành phố Vinh đi vào hoạt động từ ngày 22/1, người tham gia giao thông đã cẩn trọng hơn để không mắc các lỗi vi phạm, nhất là thời điểm Tết cận kề, các phương tiện tham gia giao thông đông đúc.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Xem thêm
Phiên bản di động