Học sinh Ban Mai sáng tác truyện tranh, truyền cảm hứng học tập môn Ngữ văn
Sau khi học xong hai văn bản truyện đồng thoại trong chủ đề “Tôi và các bạn”, cô giáo Phạm Thị Quý (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ban Mai, quận Hà Đông) đã hướng dẫn học sinh thành lập nhóm, tổ chức hoạt động học tập tích cực “Chuyển thể văn bản truyện vừa học thành tác phẩm truyện tranh”. Ban đầu, các học sinh còn bỡ ngỡ, nhưng sau khi được cô giáo động viên và gợi mở, các nhóm đã có thể tóm tắt nội dung văn bản bằng sơ đồ tư duy, chọn những chi tiết tiêu biểu trong văn bản để đưa vào lời thoại nhân vật hoạt hình…
Cô giáo Phạm Thị Quý trong một tiết dạy Ngữ văn. |
Hoạt động này đã giúp các học sinh thêm yêu thích môn Ngữ văn, đặc biệt thay đổi được tâm lý không thích đọc tác phẩm văn học nhiều chữ và chỉ mê đọc truyện tranh của đa số học sinh. Dù là truyện tranh, nhưng nguyên thể đều là những tác phẩm văn học trong chương trình sách giáo khoa. Các học sinh rất tuân thủ “bản gốc” vì vậy ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu chứ không phải là thứ ngôn ngữ cộc lốc. Đây cũng chính là một hoạt động vận dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo cô giáo Phạm Thị Quý, qua hoạt động học tập tích cực này, học sinh vừa được khắc sâu nội dung bài đã học, đồng thời phát huy được sự sáng tạo, tích hợp liên môn Mỹ thuật, rèn kỹ năng tư duy tóm tắt sự việc, kỹ năng sử dụng từ ngữ... Học sinh học được cách tạo lập nhóm, hợp lực và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để hoàn thành sản phẩm một cách độc đáo, sáng tao nhất.
Học sinh hào hứng với việc chuyển thể văn bản truyện vừa học thành tác phẩm truyện tranh. |
“Chúng em rất hào hứng với cách học chuyển thể văn bản truyện thành tác phẩm truyện tranh. Ban đầu, chúng em còn gặp khá nhiều khó khăn nhưng chúng em đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Phương pháp học tập này không chỉ giúp chúng em tiếp thu bài hiệu quả, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc hơn, mà còn khích lệ sự sáng tạo trong tư duy khi học môn Ngữ Văn”, Nguyễn Thanh Dung (học sinh lớp 6A1 Trường Trung học cơ sở Ban Mai) chia sẻ.
Có thể khẳng định, thông qua cách chuyển thể văn bản truyện vừa học thành tác phẩm truyện tranh, học sinh không chỉ sáng tạo trong viết lời thoại cho nhân vật, mà còn sáng tác tranh vẽ, thể hiện năng khiếu hội họa, phát triển năng lực thẩm mỹ. Trong phần thuyết trình, học sinh cũng rất tự tin, phát huy được năng lực làm việc nhóm, kỹ năng cần thiết khi phân chia công việc, tổng hợp kiến thức và biên tập lời thoại nhận vật.
Cách đổi mới học tập môn Ngữ Văn giúp nội dung bài học trở nên phong phú, học sinh hiểu bài một cách cặn kẽ và khiến các em càng thêm yêu thích môn Ngữ văn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54