--> -->

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
BIDV Việt Nam lần thứ tư đạt “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Tại Tọa đàm “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Con đường tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh tại Việt Nam”, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Thực tế chứng minh, tài chính toàn diện là vấn đề vô cùng quan trọng về cả mục tiêu, ý nghĩa và vai trò. Nhưng nhìn nhận vấn đề này như thế nào trong tổng thể các chính sách, cơ chế pháp luật, biện pháp quản lý của Nhà nước và làm sao để vận hành một xã hội hướng đến tài chính toàn diện?

“Nguồn lực trong nền kinh tế của chúng ta không hề nhỏ, nguồn lực ngay ở bản thân các doanh nghiệp, nguồn lực từ các gia đình, song chúng ta phải khai thác thế nào, chuyền tải như thế nào để mọi người hiểu rõ và có thể tiếp cận?”, ông Đào Minh Tú nêu vấn đề.

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Giúp cho cả những người nghèo, người thu nhập thấp - những đối tượng trước đây chưa từng tiếp cận với dịch vụ tài chính có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính thuận lợi hơn. (Ảnh minh họa: BT)

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, mấu chốt chính là việc Nhà nước xây dựng cơ chế pháp lý và hạ tầng để biến những mong muốn về sự lớn mạnh của tài chính vi mô trở thành hiện thực. Theo ông Đào Minh Tú, tài chính toàn diện có bốn trụ cột quan trọng, cần phải làm, cụ thể gồm: Thứ nhất là hành lang pháp lý, chúng ta đang hoàn thiện hệ thống pháp lý của đất nước, trên cơ sở đổi mới, để tất cả những vấn đề chúng ta đặt ra hôm nay cần phải được vận hành một cách trôi chảy, có ràng buộc nhưng vẫn thuận lợi.

Thứ hai là phải đổi mới, sắp xếp lại một cách có hiệu quả, hay nói đúng hơn là làm rõ các tổ chức cung ứng mô hình dịch vụ tài chính cho các đối tượng yếu thế được thụ hưởng, kể cả của Nhà nước cũng như của thị trường, xã hội như: các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính…

Thứ ba là giáo dục nhận thức tài chính và quản lý tài chính toàn diện. Thứ tư chính là vấn đề đang bàn là ứng dụng công nghệ số, ứng dụng công nghệ nền tảng kỹ thuật, công nghệ mới để nó vừa trở thành phương tiện, vừa trở thành nguồn lực hỗ trợ những đối tượng thụ hưởng tài chính toàn diện.

Thực tế, các sản phẩm dịch vụ tài chính mới đem lại nhiều thuận lợi, tạo ra hướng đi, tạo ra “con đường mới” cho các doanh nghiệp triển khai dịch vụ tiếp cận các đối tượng của tài chính vi mô này. Đây là một xu hướng mang tính thời đại, xu hướng ứng dụng công nghệ số, kho dữ liệu số, công nghệ nền tảng...

Tài chính toàn diện không chỉ giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận dịch vụ tài chính, mà còn là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, góp phần đưa Việt Nam tiến xa hơn trong quá trình hội nhập và phát triển. Với các giải pháp được đề xuất, tài chính toàn diện tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho một nền kinh tế công bằng, bền vững và bao trùm, nơi mọi người dân và doanh nghiệp đều có thể tiếp cận và tận dụng các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả.

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).

Chiến lược xác định đối tượng là “Tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng tới nhóm đối tượng mục tiêu là những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh”; hướng tới mục tiêu “Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững”.

Tiến sĩ Trần Văn - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, phân tích, thông lệ tốt của thế giới cho thấy việc áp dụng công nghệ giúp các dịch vụ tài chính - ngân hàng có thể được cung cấp ở bất cứ nơi nào, kể cả không có sự hiện diện của ngân hàng. Nhờ đó, những rào cản đối với tài chính toàn diện như thu nhập, chi phí và khoảng cách địa lý gần như được xóa bỏ, giúp cho cả những người nghèo, người thu nhập thấp - những đối tượng trước đây chưa từng tiếp cận với dịch vụ tài chính có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính thuận lợi hơn.

Trong một góc nhìn rộng hơn, tài chính toàn diện là hỗ trợ cho người dân không chỉ tiếp cận vốn để phục vụ đời sống mà còn xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đồng thời hỗ trợ nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận vốn, nhất là nguồn vốn ưu đãi, chính sách của Nhà nước.

Thời gian qua, để thực hiện mục tiêu này, ngành Ngân hàng tăng cường các chương trình giáo dục tài chính toàn diện một cách tích cực, đầu tư kinh phí một cách thỏa đáng; tổ chức lại hệ thống ngân hàng, tài chính vi mô để giúp người dân tiếp cận vốn một cách dễ dàng, thuận lợi hơn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Còn theo Thạc sĩ Đoàn Ngọc Khanh - Chánh Văn phòng IDS, qua phân tích 3 khía cạnh cơ bản, có thể nhận thấy xu hướng tích cực về tài chính toàn diện trên phạm vi toàn quốc. Việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã mang lại hiệu quả trong việc giúp người dân tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng ở nhóm thu nhập thấp nhất thì rõ ràng mức độ cải thiện cũng như khoảng cách của nhóm này với các nhóm thu nhập cao hơn là rất lớn. Cụ thể, về sở hữu tài khoản, trong năm 2022, tỷ trọng người trưởng thành có tài khoản ngân hàng chỉ đạt 25,1% ở nhóm có mức thu nhập thấp nhất, cách xa đáng kể so với tỷ lệ của nhóm thu nhập cao nhất là 67,9%. Nhóm có thu nhập thấp nhất cũng có mức độ cải thiện thấp nhất về sở hữu tài khoản (chỉ tăng 6% sau 5 năm) trong khi các nhóm thu nhập cao hơn có sự cải thiện vượt trội.

Về hoạt động gửi tiết kiệm, nhóm thu nhập thấp nhất rất ít gửi tiết kiệm tại các tổ chức tài chính và mobile money; mức độ cải thiện của tình trạng này hầu như không đáng kể theo thời gian (tỷ trọng tương ứng chỉ là 5,8% vào năm 2022, tăng rất nhẹ từ mức 5,6% năm 2017).

Về hoạt động thanh toán, khi thanh toán các hóa đơn, tỷ trọng người thu nhập thấp thanh toán từ tài khoản chỉ là 2,9%, trong khi thanh toán tiền mặt là 51,2%. Như vậy, nhóm thu nhập thấp nhất vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt để thanh toán cho các giao dịch hàng ngày và họ cũng ít thực hiện các giao dịch thanh toán qua kênh kỹ thuật số hơn so với các nhóm thu nhập cao hơn.

Tương tự như vậy đối với nhóm doanh nghiệp, tình hình sở hữu tài khoản kém hơn qua thời gian ở cả ba nhóm quy mô (nhỏ - vừa - lớn); khoảng cách về tiếp cận dịch vụ tài chính doãng rộng ra theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp nhỏ. Đối với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng rất hạn chế.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quan tâm nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động

Quan tâm nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động

Ngày 18/7, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwa SMC Steel Service Hà Nội tổ chức thành công Hội nghị người lao động năm 2025.
Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin

Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin

Chiến dịch truyền thông đại chúng trên toàn quốc với chủ đề "Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên” do Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc - UNICEF tại Việt Nam tổ chức vừa qua đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi trong cộng đồng, đóng góp vào thành công bước đầu việc triển khai vắc xin phòng vi rút Rota (vắc xin Rota) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND thành phố Hà Nội giao phường Tây Mỗ kiểm tra thông tin Báo Lao động Thủ đô phản ánh hồ Cầu Cốc đang có dấu hiệu bị lấn chiếm.
Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu
MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Ngày 18/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, kiện toàn bộ máy và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Hội nghị là dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò nòng cốt của MTTQ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và góp phần phát triển địa phương.
Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về phương án tuyến, vị trí và các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.

Tin khác

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% - cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025. Trong bức tranh tươi sáng đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được xem là những “mũi nhọn” góp phần quan trọng, đồng thời phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của toàn nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ thị trường quốc tế.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh trong quá trình kê khai thông tin địa chỉ khi sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan thuế đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn chi tiết, đồng thời kịp thời cảnh báo nguy cơ giả mạo.
Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước những thay đổi về địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi, không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cảnh báo các hành vi giả mạo nhằm bảo vệ người nộp thuế.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank), chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản trị, cấp tín dụng, xử lý nợ xấu và tuân thủ pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động