--> -->

Hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung nhờ công tác dồn điền, đổi thửa

Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, ngay từ khi bắt đầu, Đảng ủy, chính quyền huyện Thanh Oai (Hà Nội) xác định, để có thể tái cơ cấu nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, công tác dồn điền, đổi thửa trở thành tiền để để hiện thực hóa nông nghiệp.
hinh thanh nhieu vung san xuat tap trung nho cong tac don dien doi thua Hiệu quả từ những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn
hinh thanh nhieu vung san xuat tap trung nho cong tac don dien doi thua Chuyển biến tích cực nhờ nông thôn mới
hinh thanh nhieu vung san xuat tap trung nho cong tac don dien doi thua Sớm hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa xây dựng nông thôn mới

Theo Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Thanh Oai, với sự vào cuộc sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng sự chung tay đồng thuận của người dân, công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đến nay, đến nay toàn huyện đã cấp được 31.310/32.072 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đạt 97,6%.

hinh thanh nhieu vung san xuat tap trung nho cong tac don dien doi thua
Nhờ làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa huyện Thanh Oai đã hình thành nhiều vùng sản xuất lớn. (Ảnh T.Giang)

Bên cạnh đó, việc tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa được tích cực triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thực hiện theo quy hoạch và đã hình thành nhiều vùng chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả, tổng diện tích chuyển đổi đến nay là: Tổng diện tích chuyển đổi là: 1.278,8 ha, trong đó thủy sản và lúa các 697 ha, rau 126.8 ha, cây ăn quả là 394 ha, 8 ha trang trạị tổng hợp, 53 ha chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

Có thể thấy, thực hiện thành công công tác dồn điền đổi thửa là tiền đề cho việc triển khai thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại. Sau dồn điền đổi thửa, huyện đã quan tâm đầu tư, ban hành nhiều cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp như hỗ trợ giá giống lúa, hỗ trợ cơ giới hóa, hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh...

Từ sự quan tâm đầu tư, sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc của các cấp và nhân dân trên địa bàn đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện đã tạo nhiều sự chuyển biến rõ rệt. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là trên 7.000 ha, cơ cấu giống lúa thay đổi theo hướng hàng hóa (55% diện tích lúa hàng hóa), phát triển hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường; đã có 99% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hoàn, 100% diện tích làm đất bằng máy, nhiều diện tích được cấy bằng máy và một phần được áp dụng cơ giới hóa từ khâu gieo mạ đến thu hoạch.

Đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, từ năm 2013 đến nay huyện đã hỗ trợ các xã 32 máy làm đất, 3 máy gặt, 3 máy cấy, 25 máy phun thuốc trừ sâu, 1 dây truyền mạ khay, với tổng kinh phí huyện đã hỗ trợ gần 6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện đã quan tâm đầu tư, ban hành nhiều cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp như hỗ trợ giá giống lúa, hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hình thành các vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế: Vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung diện tích trên 3.000 ha tập trung ở một số xã: Thanh Văn, Tam Hưng, Bình Minh, Thanh Thùy, Đỗ Động, Dân Hòa, Hồng Dương, Tân Ước, cho thu nhập gấp 1,5 lần lúa thường; Vùng trồng cam canh ở Kim An diện tích 130ha, bưởi ở xã Thanh Mai diện tích 70ha bình quân thu nhập 700-800 triệu đồng/ha/năm.

Cá biệt có hộ đạt 1 tỷ đồng/ ha/năm; Rau an toàn ở Kim An, Thị trấn Kim Bài cho giá trị thu nhập đạt từ 300-400 triệu đồng/ha/năm. Xây dựng thành công một số nhãn hiệu sản phẩm cây trồng góp phần tiêu thụ hàng hóa thuận lợi cho giá trị thu nhập cao như: Gạo Bồ Nâu xã Thanh Văn, Gạo thơm Bối Khê xã Tam Hưng, Cam đường canh xã Kim An.

Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1ha đất canh tác dần mang lại hiệu quả kinh tế cao: Năm 2010 là 64,49 triệu đồng, năm 2015 là 108,06 triệu đồng, năm 2018 là 107,07 triệu đồng.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn (thuộc Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn) đã khẳng định là điểm sáng trong xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp và chăm lo toàn diện cho đời sống người lao động.
Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường sáp nhập, việc bố trí công chức chuyên môn chỉ xem xét giữ lại ở các xã không phải sáp nhập.
Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Trước nhu cầu tâm linh sâu sắc của hàng vạn phật tử và người dân cả nước, Chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã quyết định mở cửa xuyên đêm từ ngày 14 đến 16/5 để phật tử thập phương được chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh.
Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Từ sáng sớm tinh mơ, rất nhiều người dân và Phật tử đã có mặt tại trước cửa chùa Quán Sứ để chờ được chiêm bái xá lợi Phật. Đây là một trong chuỗi các hoạt động nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Sau chùa Thanh Tâm (TP.HCM) và núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Đức Phật đã được cung rước về tôn trí tại chùa Quán Sứ để nhân dân được chiêm bái từ 13-16/5.

Tin khác

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Xem thêm
Phiên bản di động