--> -->

Hiệu quả tạo việc làm cho người sau cai nghiện

Đối với những người nghiện ma túy, cai nghiện thành công đã khó, tránh tái nghiện, hòa nhập với cộng đồng càng là thách thức lớn hơn. Hiểu rõ điều này, thời gian qua, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thuộc thành phố Hà Nội và cộng đồng đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp, như tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm giúp người sau cai nghiện có nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm thời gian nhàn rỗi, tránh nguy cơ tái nghiện.
Hiệu quả từ mô hình hỗ trợ người sau cai nghiện Nỗ lực hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng

Tái sinh cuộc đời nhờ ổn định việc làm

Gặp anh L.Q.D - chủ một cửa hàng tạp hóa ở đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, ít ai ngờ rằng cách đây nhiều năm, cuộc đời anh đắm chìm trong ma túy. Với sự động viên của gia đình và quyết tâm của bản thân, anh đã cai nghiện thành công. “Thời gian đầu mới cai nghiện, tôi cũng chưa biết sẽ phải làm lại cuộc đời bằng cách nào. May mắn khi tôi được biết đến nguồn vốn vay ưu đãi dành cho người sau cai nghiện và năm 2016, tôi mạnh dạn làm đơn vay 20 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Cầu Giấy để mở cửa hàng tạp hóa, mua máy ép nước mía. Từ đó đến nay, vợ chồng tôi có việc làm, thu nhập đều đặn, bản thân tôi tự tin hòa nhập”- anh L.Q.D chia sẻ.

Hiệu quả tạo việc làm cho người sau cai nghiện
Học viên tham gia lao động trị liệu tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 3 Hà Nội.

Anh P.V.U ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy cũng có câu chuyện tương tự. Với quyết tâm làm lại cuộc đời, sau khi cai nghiện, được sự hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương, anh P.V.U đã tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội quận và mở được cửa hàng làm tóc, chăm chỉ làm ăn, từ bỏ hoàn toàn ma túy gần 10 năm nay.

Trường hợp khác là anh L.M.Q, ở phố Vọng Đức, phường Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm).Từng nghiện ma túy nhiều năm, sau đó, nhờ người thân động viên, chính quyền địa phương định hướng, tạo điều kiện, anh L.M.Q đã nỗ lực cai nghiện thành công, rồi mở cửa hàng bán phở để mưu sinh. “Có công việc để làm, có thu nhập… đó chính là cũng động lực giúp tôi tránh xa con đường lầm lỡ suốt nhiều năm nay, để sống một cuộc sống thực sự ý nghĩa”- anh LM.Q tâm sự.

Hay như trường hợp anh T.T.H, ở phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng). Sau thời gian điều trị cai nghiện ma túy trở về bên gia đình, cộng đồng, anh T.T.H được chính quyền địa phương tạo điều kiện tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ Quản lý, giáo dục, tư vấn, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy (Câu lạc bộ B93). Tại đây, anh T.T.H được động viên, giúp đỡ về nhiều mặt với sự cảm thông, chia sẻ, nên bản thân anh dần tìm lại chính mình. Khi cuộc sống không còn lệ thuộc vào ma túy, anh T.T.H tập trung làm ăn, mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình. Hiện anh T.T.H là giám đốc một công ty xuất, nhập khẩu thực phẩm.

Tiếp tục trao sinh kế cho người sau cai nghiện

Những câu chuyện trên đây cho thấy, tạo sinh kế ổn định cho người sau cai nghiện trở về chính là giải pháp nhân văn, quan trọng nhất để giúp họ tránh được nguy cơ tái nghiện, sớm hòa nhập cộng đồng. Trên thực tế, giải pháp này đã và đang được các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội triển khai đồng bộ với nhiều hình thức, trước hết là chú trọng hướng nghiệp mở các lớp đào tạo nghề cho học viên ngay tại cơ sở cai nghiện.

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, ngoài công tác điều trị cắt cơn, giải độc, hiện các cơ sở cai nghiện ma túy thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội đặc biệt chú trọng tư vấn hướng nghiệp, mở các lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho học viên trong quá trình điều trị tại cơ sở. Các nghề đào tạo khá đa dạng, phù hợp với thể trạng sức khỏe và năng lực của học viên.

Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy số 3 Hà Nội Ngô Văn Ất cho biết, hằng năm, đơn vị phối hợp với Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn mở từ 3 đến 4 lớp đào tạo nghề điện dân dụng, hàn, hàn điện, may công nghiệp cho khoảng 90 - 130 học viên. Hoàn thành các khóa đào tạo, học viên được làm nghề tại chỗ, đồng thời được bao tiêu sản phẩm đầu ra. Cách này vừa giúp học viên tham gia lao động trị liệu, qua đó dần hình thành những suy nghĩ tích cực, vừa có thu nhập, vừa có nghề để tăng cơ hội tái hòa nhập sau khi kết thúc thời gian điều trị cai nghiện, trở về gia đình, cộng đồng.

Đối với những người đã cai nghiện thành công, biện pháp mà các cơ quan chức năng thực hiện để giúp họ chống tái nghiện là tạo cơ hội cho họ tiếp cận với nguồn vay vốn ưu đãi để tự tạo việc làm. Theo số liệu của Sở LĐTBXH Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, toàn Thành phố đã có 60 người sau cai nghiện được vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm. Biện pháp khác là các ngành, địa phương phối hợp tạo cơ hội việc làm cho họ. Chẳng hạn, tại Ngày hội giao dịch việc làm quận Tây Hồ năm 2023 diễn ra đầu tháng 7 vừa qua, đối tượng được tư vấn hướng nghiệp, kết nối việc làm không chỉ có người lao động, học sinh, sinh viên, mà còn có những người đã cai nghiện thành công và một số trường hợp từng lầm lỡ khác.

Ngoài ra, nhằm tăng sự liên kết để tăng hiệu quả trợ giúp, hiện nay, đại đa số xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội phân công, giao trách nhiệm cho cán bộ, tình nguyện viên tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở tiến hành quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy trở về địa phương. Từ đầu năm 2023 đến nay, các địa phương đã tiếp nhận quản lý, chăm sóc, giúp đỡ gần 1.000 người sau khi hoàn thành thời gian chấp hành cai nghiện ma túy bắt buộc, cai nghiện ma túy tự nguyện trở về nơi cư trú; đồng thời duy trì quản lý các trường hợp trở về trong những năm trước, trong đó nhiều người đã có việc làm.

"Giúp người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập xã hội, từ bỏ con đường từng lầm lỡ là giải pháp thiết thực nhằm đẩy lùi ma túy, góp xây dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh. Vì thế, ngành LĐTBXH và các cơ quan chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện để đạt hiệu quả cao hơn”, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Nguyễn Tây Nam nói.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

Không chỉ xây dựng thành công các trang trại bò sữa ở những vùng đất không thuận lợi, triết lý “mở khóa tự nhiên”, Vinamilk biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế “xanh”, tạo vòng tuần hoàn gắn kết giá trị cộng đồng phát triển bền vững.
Nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô

Nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô

Chỉ thị số 30-CT/TƯ ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng và thực sự đi vào cuộc sống. Từ đó, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đây chính là nền tảng vững chắc, động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của Thủ đô trong thời gian tới.
Hội nghị Chi bộ Báo Lao động Thủ đô nhiệm kỳ 2025 - 2027

Hội nghị Chi bộ Báo Lao động Thủ đô nhiệm kỳ 2025 - 2027

Được sự đồng ý của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, sáng 25/7, Chi bộ Báo Lao động Thủ đô tổ chức Hội nghị Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô chủ trì hội nghị.
Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Hà Nội ban hành Chỉ thị triển khai Chiến dịch “45 ngày đêm ra quân hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại các xã, phường trong giai đoạn đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một chiến dịch quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số tại cấp xã, phường, nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn đang mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội. Với đặc thù là đô thị đặc biệt có vùng ngoại thành rộng lớn, Hà Nội đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ khi kết hợp phát triển nông nghiệp với tư duy tuần hoàn, thân thiện môi trường.
Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 25 không chỉ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, mà còn là bước đi cụ thể hoá Luật Thủ đô trong việc khai thác giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế. Câu chuyện bảo tồn không còn là để thưởng lãm mà đang dần trở thành nền tảng tạo sinh kế, gia tăng giá trị bản địa và lan tỏa bản sắc văn hóa đến cộng đồng.
Nhạc sĩ Lê Bá Thường ra mắt hai ca khúc tri ân người lính nhân ngày 27/7

Nhạc sĩ Lê Bá Thường ra mắt hai ca khúc tri ân người lính nhân ngày 27/7

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 năm nay, nhạc sĩ Lê Bá Thường tiếp tục trình làng hai ca khúc mới như những lời tri ân sâu sắc gửi đến các anh hùng đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

Báo cáo tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý II năm nay cao so với quý trước, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Thời điểm này, đa số các em học sinh vừa rời mái trường Trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội đã lựa chọn được điểm đặt chân mới cho chặng đường học tập tiếp theo của mình ở các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không thể tiếp tục con đường học hành ở các trường THPT. Với những trường hợp này, chương trình đào tạo nghề hệ 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý dành cho các em.
Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Mỗi dịp hè đến, sinh viên lại đứng giữa ngã rẽ lựa chọn: về quê nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập căng thẳng hay ở lại thành phố tìm việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm? Đằng sau mỗi quyết định là một câu chuyện và là lựa chọn phù hợp với bản thân của mỗi người.
Xem thêm
Phiên bản di động