-->

Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

(LĐTĐ) Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam, truyền cảm hứng cho cách mạng dân tộc các nước trên thế giới.
Nga cáo buộc Ukraine phá vỡ hiệp định Geneva Bài học nêu cao tinh thần tự chủ trong đàm phán

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024), Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) đã trả lời báo chí về sự kiện này.

Đánh giá về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Hiệp định Geneva 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định Hiệp định Geneva là một mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, là kết tinh của cuộc đấu tranh hào hùng của Cách mạng Việt Nam.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Geneva đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ tại Việt Nam.

Với ý nghĩa này, hiệp định cũng đã tạo nguồn cảm hứng và cổ vũ to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên khắp năm châu, vì độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội trên toàn thế giới.

Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
Đại sứ Mai Phan Dũng. (Ảnh: TTXVN)

Về vai trò của Hiệp định Geneva đối với hai cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại sứ Mai Phan Dũng nêu rõ hiệp định đã mở ra thời kỳ chiến lược mới của Cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Theo ông, việc đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 đã tạo tiền đề để nhân dân ta thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển đất nước phồn vinh.

Đề cập đến vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như nền ngoại giao cách mạng Việt Nam được phản ánh qua việc đạt được Hiệp định Geneva 1954 về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định thắng lợi của Việt Nam tại Hội nghị Geneva bắt nguồn từ đường lối cách mạng đúng đắn và sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thiện chí, tư tưởng yêu chuộng hòa bình, phương châm hòa hiếu trong xử lý các mối quan hệ quốc tế vốn đã trở thành truyền thống và bản sắc của dân tộc Việt Nam đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh biến thành nền tảng cơ sở, tạo thành con đường đưa đến Hội nghị và Hiệp định Geneva.

Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối và sách lược cách mạng đúng đắn, mở ra mặt trận ngoại giao chủ động tiến công, phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các mặt trận chính trị, quân sự để tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cao nhất lợi ích dân tộc.

Hiệp định Geneva - mốc son quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
Vào lúc 24h ngày 20/7/1954 (giờ Geneva), tức sáng 21/7/1954 (giờ Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Hội nghị Geneva năm 1954 là hội nghị quốc tế đa phương lớn lần đầu tiên Việt Nam tham dự để đàm phán và ký kết điều ước quốc tế cùng với tất cả các nước lớn, chủ động bảo vệ và thực hiện lợi ích của mình.

Theo Đại sứ Mai Phan Dũng, tại hội nghị này, nhằm tìm cách chấm dứt cuộc chiến tranh một cách có lợi nhất và vào thời điểm thuận lợi nhất cho đất nước, với điểm tựa là thắng lợi quân sự trên chiến trường, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến, vị thế của một quốc gia có độc lập, chủ quyền và yêu chuộng hòa bình.

Theo Đại sứ Mai Phan Dũng, sau 70 năm, việc đàm phán, ký kết và thực hiện Hiệp định Geneva vẫn để lại những bài học có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, là cuốn cẩm nang quý báu về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đầu tiên, đó là bài học về kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, giúp các thế hệ sau hiểu sâu sắc hơn giá trị của nguyên tắc độc lập, tự chủ trong các vấn đề quốc tế.

Thứ hai là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, gắn đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế.

Bên cạnh phát huy tối đa sức mạnh ngọn cờ chính nghĩa và khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng đã có chủ trương đúng đắn về không ngừng mở rộng đoàn kết quốc tế, với các nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Thứ ba là bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song cơ động, linh hoạt sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Thứ tư là bài học về coi trọng nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, “biết mình”, “biết người,” “biết thời,” “biết thế” để từ đó “biết tiến,” “biết thoái,” “biết cương,” “biết nhu”.

Thứ năm là bài học về sử dụng đối thoại và đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng, xung đột trong quan hệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay đang diễn ra nhiều xung đột phức tạp.

Cuối cùng, bài học bao trùm là sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam nói chung và mặt trận ngoại giao nói riêng./.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh thành Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng

Khánh thành Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng

(LĐTĐ) Ngày 13/2, Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng được khánh thành. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Phú Thượng lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

(LĐTĐ) Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu thảo luận tổ tại Đoàn Hà Nội về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng nay (13/2), huyện Thanh Trì tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tới dự và động viên tân binh lên đường nhập ngũ.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền và việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Tăng cường thông tin, tuyên truyền và việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về việc thông tin, tuyên truyền đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến gắn với thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

(LĐTĐ) Ngày 13/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường Trung học phổ thông (THPT) Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn động viên công dân lên đường nhập ngũ

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn động viên công dân lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Ngày 13/2, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Dự và động viên thanh niên quận Bắc Từ Liêm có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Lê Hồng Sơn.
Tạo cơ chế để phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức sau sắp xếp bộ máy

Tạo cơ chế để phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức sau sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Sáng 13/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tin khác

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

(LĐTĐ) Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu thảo luận tổ tại Đoàn Hà Nội về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng nay (13/2), huyện Thanh Trì tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tới dự và động viên tân binh lên đường nhập ngũ.
Tạo cơ chế để phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức sau sắp xếp bộ máy

Tạo cơ chế để phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức sau sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Sáng 13/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Bí thư Thành ủy Hà Nội tiễn tân binh lên đường nhập ngũ

Bí thư Thành ủy Hà Nội tiễn tân binh lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Trong không khí tưng bừng của ngày hội tòng quân, ngày 13/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã đến động viên và tiễn các tân binh của quận Ba Đình lên đường nhập ngũ.
Sau sắp xếp 5 năm, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định

Sau sắp xếp 5 năm, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định

(LĐTĐ) Khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước mà số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định thì chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.
Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước hiệu lực, hiệu quả.
Chính phủ đề xuất giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương

Chính phủ đề xuất giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương

(LĐTĐ) Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như quy định của Luật hiện hành và các luật, nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị.
Không quy định cụ thể tên gọi, số lượng các cơ quan của Quốc hội trong Luật

Không quy định cụ thể tên gọi, số lượng các cơ quan của Quốc hội trong Luật

(LĐTĐ) Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này.
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

(LĐTĐ) Sáng 12/2, sau phiên khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có sự đổi mới rất căn bản, có những nội dung mang tính chất “đột phá” trong quy trình làm luật, luật gọn hơn nhưng chất lượng phải tốt hơn...
Xem thêm
Phiên bản di động