-->
Kỷ niệm 66 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (21/7/1954 - 21/7/2020):

Bài học nêu cao tinh thần tự chủ trong đàm phán

(LĐTĐ) Hôm nay (21/7) Kỷ niệm 66 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (21/7/1954 - 21/7/2020), hơn 6 thập kỷ đã qua, nhưng những bài học từ việc đấu trí dẫn đến ký kết Hiệp định lịch sử này mãi là bài học quý đối với chúng ta. 
Vẹn nguyên những bài học giá trị
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Vị tướng tài trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Đóng góp quan trọng của nền ngoại giao Hồ Chí Minh vào chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975
3458 quang cynh hyi nghy
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 7/5/1954, quân và dân ta đã chiến thắng trận địa Điện Biên Phủ, đầu não chỉ huy của Pháp tại Đông Dương bị thất thủ đã làm “chấn động địa cầu”. Chính vì thế, sáng 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn nghị sự Geneva. Tham dự Hội nghị lúc này bao gồm đại diện 9 bên: Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia. Ngoại trưởng Anh (Eden) và Ngoại trưởng Liên Xô (Molotov) giữ vai trò đồng Chủ tịch điều hành Hội nghị. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn bước vào bàn Hội nghị với thế đại biểu cho một dân tộc chiến thắng.

Theo các chuyên gia lịch sử, cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán diễn ra rất căng thẳng, quyết liệt bởi tính chất thành phần, mục tiêu mỗi bên tham dự. Pháp tuy là nước bại trận, nhưng đã lợi dụng sự ủng hộ của Mỹ, Anh để đưa được đại biểu ba “quốc gia liên kết” (Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia) thuộc phe Pháp tham dự Hội nghị để gạt các lực lượng kháng chiến yêu nước Lào và Campuchia hòng giành lợi thế.

Liên Xô, Trung Quốc là hai nước lớn xã hội chủ nghĩa có vị trí, vai trò quan trọng, nhưng lúc này vì lợi ích dân tộc nên lựa chọn xu thế “cùng tồn tại hòa bình”, có sự thỏa hiệp với Mỹ, Anh, Pháp và cũng muốn Việt Nam nhượng bộ để sớm đi đến một giải pháp hòa bình. Giữa lúc đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một trong 9 thành viên tham dự, là bên duy nhất trong ba phong trào kháng chiến ở Đông Dương.

Quá trình Hội nghị, phái đoàn ta kiên quyết phản bác, đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của đế quốc Pháp - Mỹ cùng các thế lực phản động quốc tế; nêu rõ lập trường cơ bản là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ mỗi nước ở Đông Dương...

Những đề nghị hợp tình, hợp lý của Đoàn đại biểu Việt Nam đã được dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ. Trải qua hơn hai tháng đàm phán, thương lượng với tổng số 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, bao gồm ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước (Việt Nam, Lào, Campuchia) và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị. Các văn kiện trên tạo thành khung pháp lý Hiệp định Geneva năm 1954 về Đông Dương (gồm những thỏa thuận chung cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia).

Theo đó, các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; không can thiệp vào công việc nội bộ ba nước đó; đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương. Chính phủ Pháp cam kết rút hết quân viễn chinh về nước; cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ba nước Đông Dương.

Các nước Đông Dương không được cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự bên trong lãnh thổ của mình; không được tham gia các khối liên minh quân sự. Các bên không trả thù những người hợp tác với đối phương. Trao trả tù binh, những người bị giam giữ. Trách nhiệm thi hành Hiệp định Geneva thuộc về những người ký kết Hiệp định và những người kế tiếp nhiệm vụ của họ.

Ngoài ra, đối với từng nước còn có những thỏa thuận riêng. Ở Việt Nam, hai bên cùng thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực; lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến. “Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là ranh giới về chính trị và lãnh thổ” (Bản Tuyên bố cuối cùng).

Việc chuyển quân, rút quân chậm nhất là 300 ngày. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, tổ chức vào tháng 7/1956 có sự giám sát của Ủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canada, do Ấn Độ làm Chủ tịch…

Khẳng định lại thắng lợi to lớn của Hiệp định Geneva 1954, Báo cáo Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đã nêu rõ: “Việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam, và đặt cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nước Việt Nam là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, hòa bình và dân chủ trên thế giới.

Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ”. Theo các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, quá trình đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định Geneva 1954 đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học lịch sử rất quý báu về nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quá trình đàm phán, kiên trì mục tiêu chiến lược, biết nhân nhượng có nguyên tắc để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; đánh giá chính xác tình hình thế giới, khu vực nhất là chiến lược của các nước lớn, từ đó tìm ra đối sách phù hợp từng thời gian, cho từng vấn đề liên quan nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ thỏa hiệp giữa các nước lớn; kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, phát huy nội lực, lấy đó làm cơ sở vững chắc cho hoạt động ngoại giao; nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với hoạt động đối ngoại.

(Bài viết có sử dụng tư liệu Ban Tuyên giáo TƯ và các chuyên gia về lịch sử)

H. Lê 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khát vọng cống hiến, đảng viên trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ

Khát vọng cống hiến, đảng viên trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Hoàng Đức Hải là tân binh đầu tiên của xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam trước ngày nhập ngũ. Vượt qua khó khăn của gia đình, câu chuyện nhập ngũ của tân binh Hoàng Đức Hải đã truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần sẵn sàng cống hiến cho nhiều thanh niên địa phương trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết, mục tiêu của Dự án là nhằm xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn làm Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn làm Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 13/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội.
TP.HCM: Bắt chủ cơ sở luyện nhôm đổ hơn 100 tấn tro, xỉ nhôm ra môi trường

TP.HCM: Bắt chủ cơ sở luyện nhôm đổ hơn 100 tấn tro, xỉ nhôm ra môi trường

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã phát hiện và bắt giữ chủ cơ sở luyện nhôm tái chế ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM vì đổ hơn 100 tấn chất thải như tro, xỉ nhôm ra môi trường, gây ô nhiễm.
Đồng chí Hà Minh Hải làm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Hà Minh Hải làm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 13/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội

Tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội năm 2025.
Cân nhắc việc tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã

Cân nhắc việc tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (Đoàn thành phố Hà Nội) nhìn nhận, việc sáp nhập, tinh gọn đầu mối là cần thiết, sẽ giúp giảm bớt thủ tục, rườm rà. Về mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã, HĐND cấp huyện, theo đại biểu, đây là đơn vị thực thi và có thể tinh gọn cấp huyện và cấp xã thành 1 cấp, từ đó giảm được chi phí của cấp trung gian...

Tin khác

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn làm Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn làm Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 13/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội.
Đồng chí Hà Minh Hải làm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Hà Minh Hải làm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 13/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Cân nhắc việc tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã

Cân nhắc việc tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (Đoàn thành phố Hà Nội) nhìn nhận, việc sáp nhập, tinh gọn đầu mối là cần thiết, sẽ giúp giảm bớt thủ tục, rườm rà. Về mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã, HĐND cấp huyện, theo đại biểu, đây là đơn vị thực thi và có thể tinh gọn cấp huyện và cấp xã thành 1 cấp, từ đó giảm được chi phí của cấp trung gian...
Rộn ràng giao quân tại TP.HCM và Bình Dương

Rộn ràng giao quân tại TP.HCM và Bình Dương

(LĐTĐ) Ngày 13/2, các địa phương trên địa bàn Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận đã đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2025, đạt 100% chỉ tiêu giao quân.
Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

(LĐTĐ) Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu thảo luận tổ tại Đoàn Hà Nội về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng nay (13/2), huyện Thanh Trì tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tới dự và động viên tân binh lên đường nhập ngũ.
Tạo cơ chế để phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức sau sắp xếp bộ máy

Tạo cơ chế để phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức sau sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Sáng 13/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Bí thư Thành ủy Hà Nội tiễn tân binh lên đường nhập ngũ

Bí thư Thành ủy Hà Nội tiễn tân binh lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Trong không khí tưng bừng của ngày hội tòng quân, ngày 13/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã đến động viên và tiễn các tân binh của quận Ba Đình lên đường nhập ngũ.
Sau sắp xếp 5 năm, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định

Sau sắp xếp 5 năm, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định

(LĐTĐ) Khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước mà số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định thì chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.
Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước hiệu lực, hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động