-->

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Tại hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2025, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã báo cáo về công tác quản lý đất đai tại các quận, huyện, thị xã trong quá trình từ nay đến khi hoàn thành việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU Văn hóa là yếu tố quan trọng trong xây dựng, sắp xếp đơn vị hành chính mới

Theo đánh giá sơ bộ kết quả rà soát thống kê đất đai năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 335.983,58ha, trong đó, đất chưa sử dụng dự kiến đến ngày 31/12/2024 còn 2.635ha, đạt tỷ lệ 23,31% so với diện tích phân bổ.

Đã thu khoảng 6.860 tỷ đồng từ đấu giá đất, đạt 34% chỉ tiêu năm 2025
Quang cảnh Hội nghị.

Về công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng số thửa đất cần đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư trên địa bàn thành phố là 1.678.912 thửa đất. Việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở đã hoàn thành được 328.690 căn/368.337 căn (tại 787 dự án), đạt 89,92%.

Đến nay, nhìn chung, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn các quận huyện, thị xã đã đạt được kết quả nổi bật. Trong đó, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng theo quy định của Luật Đất đai 2024, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và thực tiễn của Thủ đô.

Đối với các dự án trọng điểm của Trung ương, của Thành phố, UBND Thành phố đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, như: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; dự án mở rộng trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu.

Thành phố đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố, như: Đầu tư xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi; dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án tuyến đường kết nối từ sân bay Gia Bình về trung tâm Thành phố.

Đã thu khoảng 6.860 tỷ đồng từ đấu giá đất, đạt 34% chỉ tiêu năm 2025
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại báo cáo tại Hội nghị.

Từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2025, trên địa bàn Thành phố triển khai, thực hiện 2.969 dự án với diện tích đất cần thu hồi giải phóng mặt bằng là 18.875ha. Thành phố đã thực hiện xong 1.630 dự án, thu hồi 7.233,1ha; số dự án đang thực hiện là 1.339 dự án, diện tích 11.641,9ha.

Cùng với đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo chuyển đổi nghề góp phần ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho biết, theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 15/1/2024 của UBND thành phố, việc đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024-2025 được thực hiện với 735 dự án (284 dự án chuyển tiếp), với tổng diện tích đất đấu giá là 555,21ha.

Theo Quyết định số 6336/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu - chi ngân sách năm 2024 thành phố Hà Nội, chỉ tiêu thu tiền từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 là 25.105 tỷ đồng. Tính đến ngày 26/11/2024, Thành phố đã thu được 18.599 tỷ đồng, đạt 74,08% chỉ tiêu. Đến tháng 3/2025, Thành phố thu được khoảng 6.860 tỷ đồng, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.

Cùng với đó, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý đất đai được tăng cường, thành phố đã xử lý khoảng 28.913 trường hợp, đạt 57,37% tổng số vi phạm cần xử lý.

Theo ông Nguyễn Xuân Đại, việc thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ tạo chuyển biến mạnh, tác động tích cực đến công tác quản lý đất đai khi tạo sự tập trung, thống nhất trong quản lý; giảm tầng nấc hành chính trung gian; nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý ở cấp xã...

Thành ủy và UBND Thành phố đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, bảo đảm phát huy được tính tích cực, hiệu quả trong công tác quản lý đất đai từ việc sáp nhập.

Đã thu khoảng 6.860 tỷ đồng từ đấu giá đất, đạt 34% chỉ tiêu năm 2025
Hà Nội thu gần 7.000 tỷ đồng từ đấu giá đất, đạt 34% chỉ tiêu năm 2025.

Để quá trình thực hiện sáp nhập và hợp nhất đơn vị hành chính đạt được mục tiêu đề ra, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành; UBND các quận huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy về tăng cường quản lý đất đai và xử lý vi phạm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm.

Thành phố cũng yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý đất đai cho người dân để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành. Trong đó, các đơn vị chủ động giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý nghiêm các vi phạm từ khi mới phát sinh.

UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến đất đai, không để xảy ra tình trạng lợi dụng quá trình sáp nhập để tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật.

Trong thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và điều chỉnh quản lý đất đai theo hướng phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nhằm phù hợp với thực tiễn quản lý sau khi sáp nhập, bảo đảm tính hiệu quả, minh bạch, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức hội nghị lần thứ 26, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quan trọng như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Năm 2024, thành phố Hà Nội có 412 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó 128 trường được công nhận mới và 284 trường được công nhận lại.
Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 4/4, Đảng bộ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.

Tin khác

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã giao Đảng ủy UBND Thành phố chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô, đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố. Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Tiếp tục chương trình công tác tại Australia và New Zealand, từ ngày 31/3 đến ngày 3/4/2025, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Australia.
Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ, đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

“An cư, lạc nghiệp” là mong mỏi của hầu hết mọi người, và với công nhân lao động, đó cũng là một trong những mong mỏi lớn nhất. Những cuộc gặp gỡ, khảo sát, giao lưu, trò chuyện... cùng công nhân lao động cho thấy, nhu cầu được thuê, mua nhà ở xã hội thật sự rất bức thiết và khó khăn, nhất là trên địa bàn những thành phố lớn như Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động