-->

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU

Bám sát chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tiễn của Thành phố, Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội được triển khai thực hiện với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận tham gia tích cực của nhân dân và đã đạt được những kết quả thiết thực, nổi bật, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng năm.
Quận Hoàn Kiếm thông tin tiến độ giải phóng mặt bằng tòa nhà “Hàm cá mập” Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy Bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Sáng 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025.

Chương trình 06-CTr/TU là 1 trong 10 Chương trình công tác của của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, với 18 chỉ tiêu, 3 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU
Quang cảnh Hội nghị.

Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thiên tai (Bão Yagi) diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, đời sống, việc làm, thu nhập, sức khỏe của nhân dân, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy đã được chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.

Công tác triển khai, quán triệt thực hiện Chương trình đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự phối hợp, tạo điều kiện của các cấp chính quyền; sự tích cực hưởng ứng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh và tạo được sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện Chương trình. Kết quả, 18/18 chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành hằng năm, thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở.

Trong đó, việc hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển văn hóa được Thành phố quan tâm, đẩy mạnh, bám sát yêu cầu thực tiễn, đã ban hành 31 nghị quyết chuyên đề. Rất nhiều các cơ quan, đơn vị đã chủ động, cụ thể hóa những chủ trương lớn của Chương trình, Nghị quyết 09-NQ/TU, Hội nghị Văn hóa toàn quốc thành những chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị, từ đó đã có những mô hình mới, cách làm sáng tạo, phát huy hiệu quả, mở ra nhiều hướng đi mới có thể áp dụng được ở nhiều địa phương, đơn vị. Đóng góp quan trọng vào việc phát triển hoạt động dịch vụ, đặc biệt thúc đẩy du lịch phát triển, song song với việc nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, trong đó có đời sống văn hóa và tinh thần. Bước đầu huy động được các nguồn lực từ xã hội, từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, doanh nhân, nghệ nhân... cùng tham gia với Thành phố trong lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa và đạt được kết quả theo chiều hướng tích cực.

Đáng chú ý, Hà Nội đã tổ chức thành công Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc, hoàn thành 7 nhiệm vụ Tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) do Ban Tổ chức quốc gia phân công và thi đấu 18 môn thuộc Đại hội được Trung ương và bạn bè quốc tế đánh giá cao và nhân dân cả nước ghi nhận. Thể thao Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ tại 2 kỳ SEA Games 31 tại Hà Nội và SEA Games 32 tại Campuchia góp phần quan trọng vào thành tích đoàn thể thao Việt Nam.

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU
Trưng bày không gian văn hóa tại Hội nghị.

Thành phố Hà Nội đã vinh dự được giải thưởng: “Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam”, “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á năm 2024”, “Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn ngày hàng đầu châu Á 2024” do Tổ chức World Travel Awards lần thứ 3 liên tiếp trao tặng qua các năm 2022, 2023, 2024 và nhiều giải thưởng khác. Từ đó, khẳng định vị thế, hình ảnh và thương hiệu du lịch Hà Nội trên trường quốc tế, hướng tới thu hút phục hồi khách du lịch quốc tế đến Thủ đô trong những năm tới.

Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về văn hóa ngày càng đi vào nền nếp, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý; chú trọng thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động văn hóa, thu hút mạnh mẽ nhiều nguồn lực của xã hội tham gia vào tiến trình thúc đẩy quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Các phong trào quần chúng được phát động gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và phong trào xây dựng nông thôn mới thu hút đông đảo quần chúng tham gia, bước đầu hình thành nhiều mô hình về văn hóa và thể thao ở cơ sở.

Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Hà Nội được chú trọng. Nhiều công trình văn hóa được đầu tư, tôn tạo và phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô. Hà Nội là đơn vị đi đầu trong cả nước tiến hành tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hoá Thủ đô nghìn năm văn hiến. Việc củng cố xây dựng và hoàn thiện thể chế và chính sách văn hóa trên địa bàn Thành phố luôn được chú trọng. Chất lượng của các hoạt động văn hoá, văn nghệ ngày càng được đổi mới và nâng cao; sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng. Thành phố Hà Nội với vai trò là cơ quan thường trực chủ trì đã tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn của đất nước và Thủ đô để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU
Biểu diễn văn nghệ tại không gian văn hóa.

Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế có nhiều khởi sắc. Công tác tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa của Hà Nội trên lĩnh vực thông tin đối ngoại có nhiều đổi mới, đạt hiệu quả cao. Công tác củng cố, xây dựng, phát triển hệ thống thông tin luôn được Thành phố tập trung chỉ đạo, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Các hình thức thông tin được chú trọng, bảo đảm chất lượng thông qua hệ thống báo chí, đài phát thanh từ thành phố đến cơ sở, cổng thông tin điện tử, các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền...

Cùng với đó, chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và có nhiều tiến bộ, việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở các cấp học, bậc học mang lại kết quả nhất định; kết quả học sinh Thủ đô đã khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi với 264 học sinh đạt giải tại các Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia; 144 huy chương, giải thưởng tại các kỳ thi cấp quốc tế. Chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô đã có những bước phát triển mạnh, khẳng định được chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với cả nước, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường lao động. “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI” hằng năm, trong đó có chỉ số thành phần là “Chỉ số đào tạo lao động” được các doanh nghiệp đánh giá cao (năm 2021 và 2023), Hà Nội 2 lần đứng thứ Nhất toàn quốc.

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU
Trình diễn làm gốm Bát Tràng tại không gian văn hóa.

Đặc biệt, đào tạo lao động là chỉ số có ý nghĩa đo lường các nỗ lực của Thành phố để thúc đẩy đào tạo nghề, phát triển kỹ năng, giải quyết việc làm cho người lao động và hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động nhân lực, phát triển các ngành công nghiệp tại địa phương. Với việc chỉ số đào tạo lao động của Thành phố đứng thứ Nhất toàn quốc cho thấy công tác đào tạo nghề của Thành phố đã có những bước phát triển mạnh, khẳng định được chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với cả nước.

Thông qua triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU, Thành ủy Hà Nội rút ra 5 bài học kinh nghiệm. Trong đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, không ngừng đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp trong thực thi Chương trình. Việc cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình phải thiết thực, bám sát yêu cầu thực tiễn, chú trọng khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh địa phương, đơn vị, tạo nên những sản phẩm cụ thể mang đặc trưng, bản sắc riêng, có sức cạnh tranh cao. Đồng thời, chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trên các lĩnh vực, giữa các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị; tăng cường liên kết vùng, đa ngành... nhất là trong phát triển công nghiệp văn hóa, thiết kế các không gian văn hóa nghệ thuật sáng tạo, tái thiết đô thị, giáo dục sáng tạo, tổ chức các sự kiện văn hóa, hướng tới mục tiêu xây dựng “Thành phố sáng tạo”.

Đặc biệt, cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tuyên truyền, vận động thực hiện, đặc biệt Ban Chỉ đạo và bộ phận thường trực ở các quận, huyện, sở, ngành cần tích cực, chủ động trong tham mưu, đề xuất giúp cấp ủy, chính quyền làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình ở địa phương, đơn vị.

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU
Trưng bày sách tại Hội nghị.

Coi trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Quan tâm vấn đề phát hiện, xây dựng, nhân rộng những mô hình điển hình tiên tiến thuộc các lĩnh vực. Tăng cường, quan tâm hơn nữa đến hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Bên cạnh đó, cần tăng mức đầu tư các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; chú trọng thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực. Đồng thời quan tâm, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển văn hóa Thủ đô.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.
Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Sáng nay (31/3), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.843 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,01 điểm.
Giá vàng hôm nay (31/3): Vàng trong nước và thế giới vẫn cao chót vót

Giá vàng hôm nay (31/3): Vàng trong nước và thế giới vẫn cao chót vót

Sáng nay (31/3), giá vàng trong nước tạm đứng yên ở mốc cao, giá vàng nhẫn lên sát mốc 101 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng đã vượt mốc 100 triệu đồng.
Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Xây dựng những nét riêng độc đáo cho sản phẩm OCOP Thủ đô vươn mình

Xây dựng những nét riêng độc đáo cho sản phẩm OCOP Thủ đô vươn mình

Được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai, xây dựng và phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); lũy kế từ năm 2029 đến nay, Hà Nội đã đánh giá được 3.317 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao… Đáng chú ý, các sản phẩm đều có sự kết hợp giữa yếu tố thủ công và công nghệ, qua đó làm nên tính độc đáo, riêng biệt cho sản phẩm OCOP Thủ đô.
Bắt khẩn cấp 21 đối tượng lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng ở Long Biên

Bắt khẩn cấp 21 đối tượng lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng ở Long Biên

Cơ quan điều tra đã làm rõ gần 50 thanh niên, thanh thiếu niên điều khiển xe máy chạy theo đoàn với tốc độ cao, dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, bấm còi, trong đó có xe mang theo dao kiếm di chuyển trên nhiều tuyến phố thuộc địa bàn quận Long Biên (Hà Nội); đồng thời ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với 21 đối tượng về hành vi Gây rối trật tự công cộng.

Tin khác

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Sáng 29/3, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV gây ra.
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương từ 91 xã sẽ giảm xuống còn 27 xã.
Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo

Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị việc xác định Danh mục hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao cần theo một tiêu chí để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, cần tham khảo cách thức phân chia theo 4 mức độ rủi ro trong đạo luật về trí tuệ nhân tạo năm 2024 của Liên minh châu Âu.
Xếp lương cao phải đi kèm với chất lượng giáo dục

Xếp lương cao phải đi kèm với chất lượng giáo dục

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề tiền lương, nghỉ hưu sớm, dạy thêm, học thêm... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Văn hóa là yếu tố quan trọng trong xây dựng, sắp xếp đơn vị hành chính mới

Văn hóa là yếu tố quan trọng trong xây dựng, sắp xếp đơn vị hành chính mới

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị, phải xác định văn hóa là yếu tố quan trọng trong xây dựng, sắp xếp đơn vị hành chính mới, phải cụ thể hóa những vấn đề văn hóa, giáo dục, du lịch vào các quy hoạch. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao.
Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Các trường hợp không phải sắp xếp là đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông thuận lợi với các đơn vị liền kề; đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Quy định rõ khi nào được trao đổi, tặng cho dữ liệu cá nhân

Quy định rõ khi nào được trao đổi, tặng cho dữ liệu cá nhân

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần rà soát các quy định về biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định kinh doanh có điều kiện liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, làm thế nào để quản lý được nhưng không đặt gánh nặng lên doanh nghiệp, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Đại biểu đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ và xăng

Đại biểu đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ và xăng

Đai biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đánh thuế cao bao nhiêu nữa người ta vẫn phải dùng điều hòa nhiệt độ, do vậy, cần bỏ đối tượng máy điều hòa nhiệt độ khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đề xuất áp chung mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% cho các loại hình báo chí

Đề xuất áp chung mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% cho các loại hình báo chí

Theo đại biểu Thạch Phước Bình, để đảm bảo công bằng, khuyến khích báo chí phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số thì cần áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử.
Xem thêm
Phiên bản di động