Văn hóa là yếu tố quan trọng trong xây dựng, sắp xếp đơn vị hành chính mới
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Chương trình 06-CTr/TU là kế tiếp của nhiều chương trình trước đó về văn hóa, con người, nguồn nhân lực.
![]() |
Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình số 06-Tr/TU đón nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. |
Đặc biệt, đây là 1 trong số ít chương trình có được một hệ thống đầy đủ nhất các cơ chế, chính sách, quan điểm chỉ đạo về mặt chính trị, pháp lý và nguồn lực.
Nêu rõ những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đánh giá, cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra.
Trong đó, đã có được nhận thức sâu sắc, toàn diện, từ Thành phố phố đến cơ sở; có được sản phẩm cụ thể, khẳng định được uy tín, thương hiệu, vị thế của Hà Nội nhất là về năng lực tổ chức các sự kiện lớn, có quy mô quốc tế.
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội nghị. |
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong, các sản phẩm văn hóa đã đóng góp tích cực vào sự phát triển văn hóa xã hội cũng như định hướng phát triển trong tương lai gần và dài hạn, góp phần khơi nguồn sáng tạo trong xã hội, các tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ văn nghệ sĩ, các làng nghề và đặc biệt trong giới trẻ.
Nổi bật, những tư tưởng, định hướng lớn về con người Hà Nội đã được cụ thể hóa vào trong tư tưởng, quan điểm, triết lý quy hoạch Thủ đô.
Tầm nhìn của Thành phố về phát triển văn hóa, phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dài hơi hơn và đã cập nhật tiến bộ nhất của văn minh nhân loại.
Đáng chú ý, những nhận thức, quan điểm chỉ đạo trên được cụ thể hóa, lan tỏa từ Thành phố đến cơ sở. Từ đó, khơi gợi, phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa.
Ngoài ra, Thành phố đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong số hóa, ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục, văn hóa, đặc biệt là số hóa các di tích, di sản văn hóa phi vật thể…
![]() |
Biểu diễn văn nghệ tại Hội nghị. |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, chưa bao giờ Thành phố có những điều kiện thuận lợi như hiện nay, nhưng cũng đang ở thời khắc đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng về chuyển đổi số, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Do đó nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị, phải xác định văn hóa là yếu tố quan trọng trong xây dựng, sắp xếp đơn vị hành chính mới, phải cụ thể hóa những vấn đề văn hóa, giáo dục, du lịch vào các quy hoạch.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nêu rõ, cần thúc đẩy hội nhập quốc tế, học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương trong nước và quốc tế để làm phong phú, khơi nguồn, cập nhập, phát triển vốn quý văn hóa của Thủ đô - để văn hóa thành một nguồn lực mới, để xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Người dân hạnh phúc”, một điểm đến của quốc tế.
Tại Hội nghị, 10 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình số 06-Tr/TU đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; 20 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình số 06-Tr/TU được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen. Triển khai Chương trình 06-CTr/TU các cấp ủy đều xây dựng Chương trình và kế hoạch thực hiện, đã tham mưu ban hành 46 văn bản trong đó có 2 Nghị quyết, 11 đề án, 33 kế hoạch. Đáng chú ý, Thành ủy ban hành: Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành 47 Nghị quyết trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhằm đưa ra chính sách, các cơ chế đặc thù để thực hiện Chương trình. Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội, đến nay, 18/18 chỉ tiêu của Chương trình hoàn thành kế hoạch hằng năm, trong đó có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo

Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh
Tin khác

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững
Sự kiện 15/05/2025 13:49

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội
Sự kiện 15/05/2025 11:02

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh
Sự kiện 14/05/2025 22:49

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới
Sự kiện 14/05/2025 18:56

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Sự kiện 14/05/2025 18:54

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường
Sự kiện 14/05/2025 18:51

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
Sự kiện 14/05/2025 16:13

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước
Sự kiện 14/05/2025 16:12

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Sự kiện 14/05/2025 12:18

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND
Sự kiện 14/05/2025 12:17