"Hạ nhiệt" giá nhà - mệnh lệnh cuộc sống!
Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà Bất động sản giảm nhiệt chứ chưa giảm giá |
Thị trường BĐS Việt Nam, đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư, đang chứng kiến đà tăng giá mạnh trong thời gian gần đây. Điều này khiến nhiều người dân, dù có trong tay 3 - 4 tỷ đồng, vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một nơi an cư phù hợp. Giá tăng không chỉ gây khó khăn cho người có thu nhập trung bình và thấp trong việc sở hữu nhà, mà còn làm giảm tính bền vững của thị trường. Khởi đầu năm 2025, toàn nền kinh tế nói chung, thị trường BĐS nói riêng vẫn đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng tác động của tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu.
Ảnh minh họa. |
Tại tọa đàm "Bất động sản năm 2025 - Tìm kiếm cơ hội trong thách thức", ông Lê Văn Bình - Phó vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: Nguyên nhân chính giá nhà trong thời gian gần đây luôn trong tình trạng "trên trời" vì quỹ đất trung tâm đang rất chật hẹp, không đa dạng sản phẩm và đặc biệt là chưa giải quyết được vấn đề giao thông. Không người dân nào muốn bỏ ra 2 - 3 tiếng/ngày để di chuyển từ ngoại thành đến nội thành để học tập và làm việc. Ví dụ như có thời gian dân đổ xô nhau về Ecopark để có cuộc sống xanh, hưởng thụ nét đẹp thiên nhiên nhưng sau đó phần lớn người dân lại quay trở về trung tâm thành phố vì tốn quá nhiều thời gian di chuyển.
Nhìn lại cơn sốt BĐS do thiếu nguồn cung bắt đầu từ cuối năm 2022, đến năm 2023 - 2024 thiếu nguồn cung khiến giá nhà ở tăng rất cao và cao đột biến. Nếu tình trạng này kéo dài, người lao động rất khó để tìm được nhà ở. Hiện tại tìm nhà có giá tầm 50 triệu đồng/m2 là rất hiếm. Trong khi đó nhà chung cư cũ, tập thể cũ giá cũng lên gấp 1,5 - 2 lần so với trước đây.
Để giải quyết được những bài toán này, ông Bình cho rằng Nhà nước cần phải "nhúng tay" để nhanh chóng phát triển thêm quỹ đất nội đô hay quy hoạch lại giao thông để tránh ách tắc. Điều này sẽ trực tiếp kéo giá nhà "hạ nhiệt". Đồng thời, cần phải phát triển thêm đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội để kéo giãn số lượng người dân từ trung tâm ra các khu vực ngoại thành khiến sản phẩm nhà ở tại trung tâm không còn khan hiếm nữa.
Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành, ông Vương Duy Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng cần huy động mọi nguồn lực, trong đó có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách, vốn cho cả phân khúc nhà ở giá rẻ, cao cấp để giải quyết vấn đề nhà ở cho người có nhu cầu thực.
Thực tế cho thấy các chính sách được sửa đổi, ban hành đã tác động trực tiếp, gián tiếp đến tâm lý nhà đầu tư. Chính sách rõ ràng, minh bạch cũng đã góp phần giúp hoạt động triển khai các dự án nhà ở xã hội tại một số địa phương thuận lợi hơn với giá cả phù hợp cho người dân.
Về phía Bộ Xây dựng, ông Vương Duy Dũng cho biết cơ quan này cũng đã tính đến chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội ở từng địa phương, cụ thể hàng năm. Đây là một trong những cơ sở để triển khai nhà ở xã hội tích cực hơn trong thời gian tới, cũng như để gói 145 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội được giải ngân tốt hơn.
Thời gian qua, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ BĐS, mua bán lướt sóng, Bộ Xây dựng đã đề xuất đánh thuế BĐS thứ 2. Đề xuất này sau đó nhận được nhiều quan điểm trái chiều. Dư luận cho rằng việc đánh thuế BĐS đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất thời điểm này chưa phù hợp, cần nghiên cứu kỹ lưỡng thời điểm, cách thức để tránh bán tháo ồ ạt.
Trả lời cử tri về đánh thuế BĐS thứ 2, Bộ Tài chính cũng cho biết đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến BĐS để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc đánh thuế BĐS thứ 2 là rất cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan chức năng phải nhìn nhận dựa trên tổng thể mặt bằng chung. Bởi hiện nay, cơ quan quản lý chưa đánh giá được đúng thực trạng, đúng số lượng BĐS của người dân.
"Trong thời gian tới, thị trường BĐS sẽ về đúng bản chất. Theo tôi, việc đánh thuế BĐS thứ 2 là khả quan. Tuy nhiên, trong lúc này, chưa thể làm ngay vì cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng để thị trường không bị sốc. Và trong tương lai, tôi tin chắc việc này là phải có, phải thực hiện", ông Hùng bày tỏ.
Chính phủ đã chỉ đạo xây 1 triệu căn nhà ở xã hội. Trong thời gian tới, cả nhà bán và nhà cho thuê đều có thể phù hợp với thu nhập trung bình của người dân.
Bảo Thoa
Nên xem
Ngọn lửa thiêu rụi nhiều tài sản trong gara ô tô tại quận Hoàng Mai
Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục các thế hệ về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam - Lào
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi
Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy ngay từ những ngày đầu năm
Phản ứng của Việt Nam về việc ngưng các dự án hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào
Hà Nội: Hơn 600 cụm camera giám sát giao thông hoạt động 24/24 giờ
Tin khác
Loại hình bất động sản nào sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư?
Thị trường 12/02/2025 06:12
Bất động sản giảm nhiệt chứ chưa giảm giá
Thị trường 11/02/2025 13:43
Thu nhập tối thiểu 45 triệu đồng mới đáp ứng "giấc mơ" mua nhà Hà Nội
Thị trường 08/02/2025 19:55
Hà Nội: Loạt dự án nhà ở giá rẻ bung hàng
Thị trường 08/02/2025 08:02
Chung cư Hà Nội tăng giá 50% sau một năm
Thị trường 08/02/2025 07:54
Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cơ sở vững chắc cho công tác đấu giá đất, giải phóng mặt bằng
Thị trường 07/02/2025 21:32
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh
Thị trường 06/02/2025 14:22
Một dự án nhà ở xã hội mới tại Hà Nội có giá dự kiến 25 triệu đồng/m2
Thị trường 04/02/2025 18:28
Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà
Thị trường 02/02/2025 09:12
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Thị trường 23/01/2025 16:07