--> -->

Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

Năm 2024, giá bất động sản tại các thành phố lớn vẫn “neo” ở mức cao. Thậm chí, phân khúc căn hộ tại nhiều địa phương còn liên tục thiết lập mặt bằng giá mới lên mức cao kỷ lục, khiến nhiều người dân, nhất là những người trẻ dù “thắt lưng buộc bụng”, nhưng vẫn gặp khó khăn khi muốn sở hữu nhà…
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm Lại câu chuyện giá nhà! Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn cho thấy, trong tháng 11/2024, giá bán chung cư tại Hà Nội đạt mức 61 triệu đồng/m2, vượt Thành phố Hồ Chí Minh (55 triệu đồng/m2). Đây là lần đầu tiên sau gần 10 năm, thị trường chung cư Hà Nội bắt đầu vượt lên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Thông thường, thị trường chung cư Hà Nội lúc nào cũng thấp hơn TP.HCM khoảng 30%. Cho đến thời điểm tháng 5/2024, giá chung cư Hà Nội bất ngờ vượt lên và vượt lên nhanh chóng, tăng hơn 20% so với TP.HCM. Xu hướng này đang tiếp tục diễn ra, tạo áp lực tài chính nặng nề cho người có thu nhập trung bình và thấp.

Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê (huyện Thanh Oai)
Để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội thời điểm này giới trẻ cần thiết lập kỷ luật trong chi tiêu.

Anh Phạm Văn Tú, sinh năm 1994, làm nghề cơ khí được hơn 7 năm và đang mở cửa hàng riêng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết, sau nhiều năm làm việc miệt mài, thậm chí không có cả thời gian hẹn hò, đến nay cửa hàng cũng gây dựng được một tệp khách quen, nên thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên, tính cả khoản tiết kiệm cùng nguồn tiền hằng tháng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, gửi về quê cho bố mẹ, anh chưa dám quyết định mua nhà.

“Giá nhà và chung cư ở Hà Nội thời gian qua tăng quá nhanh, trong khi thu nhập của tôi lại chưa thực sự đột biến. Vì vậy, dù rất “xiêu lòng” trước căn hộ hơn 60m2 thoáng đãng, nằm ở quận Hà Đông được rao bán 2,5 tỷ đồng, song tôi cũng đành nhanh chóng xếp vào top những “ước mơ xa vời”. Vì nếu phải vay tới 1/2 số tiền mua nhà thì hoàn toàn quá sức với một người trẻ mới khởi nghiệp”, anh Tú bày tỏ.

Thực tế, không chỉ những người độc thân mà nhiều cặp vợ chồng trẻ cũng hoang mang, lo ngại khi giá nhà đất và chung cư ngày càng tăng, trong khi thu nhập của gia đình thì lại có chiều hướng giảm sút.

Chị Nguyễn Thu Huệ đang thuê nhà ở quận Hai Bà Trưng, cho biết, vợ chồng chị cưới nhau đã 5 năm, cả hai cùng lên kế hoạch mua nhà. Tuy nhiên thời gian qua, giá nhà liên tục “nhảy múa” khiến dự định “an cư, lạc nghiệp” của gia đình chị Huệ ngày càng trở nên xa vời.

“Tôi nghĩ sẽ có một thế hệ trẻ không thể mua được nhà ở Hà Nội. Thực tế số tiền lao động trẻ kiếm được chẳng đuổi kịp giá nhà lẫn giá sinh hoạt tại đây. Với vợ chồng tôi cũng vậy, mặc dù hai vợ chồng “thắt lưng, buộc bụng”, liên tục nhận tăng ca với mong muốn cải thiện thu nhập, nhưng nhìn lại số tiền chỉ đủ mua vài ba mét vuông nhà Hà Nội. Với thu nhập hiện nay, có lẽ mong ước có được sở hữu một ngôi nhà ở Thủ đô còn lâu gia đình tôi mới thực hiện được”, chị Huệ chia sẻ.

Trước chia sẻ của những người trẻ về mơ ước sở hữu nhà tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, việc tiếp cận nhà của người trẻ tại các thành phố lớn chưa bao giờ dễ dàng. Năm 2004, một cá nhân thuộc thế hệ 7x phải sử dụng 31,3 năm thu nhập để mua được một căn chung cư 60m2, giá 0,6 tỷ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động là 7,4%. Sau 10 năm, số năm thu nhập để một cá nhân thuộc thế hệ 8x mua được căn hộ như trên là 22,7 năm, giá căn hộ ước tăng 1,5 tỷ đồng, trong khi lãi suất huy động giảm còn 6%.

Tuy nhiên, đến năm 2024, một cá nhân 9x cần tới 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ như trên (giá 3 tỷ đồng) trong điều kiện lãi suất huy động 4,5%. Số năm thu nhập và lãi suất dù giảm dần theo thời gian, nhưng nhìn chung, người trẻ vẫn cần nỗ lực trong thời gian dài mới có thể tự sở hữu nhà.

Cũng theo đại diện Batdongsan.com.vn, đánh giá kết quả trên không quá bất ngờ, bởi tại những thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, quy mô về diện tích đất không đổi, nhưng lượng di dân từ các địa phương khác đến thành phố mỗi năm lại tăng, do vậy, nhu cầu nhà ở ngày càng cao. Đặc biệt, vài năm gần đây, nguồn cung trên thị trường chủ yếu tập trung vào phân khúc trung, cao cấp, nguồn cung nhà ở có giá bình dân vẫn hạn chế, nên việc tiếp cận nhà ở trở nên “gian nan” hơn và điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, một số người trẻ thậm chí có suy nghĩ phải mua được nhà trước khi kết hôn hoặc sinh con, nhưng giá nhà đất hiện nay tăng vọt, nên họ phải “cày ngày, cày đêm” mua nhà cho bằng được. Vô hình chung, họ đã bỏ qua thời điểm “vàng” để lập gia đình. Nhiều gia đình trẻ muốn tiết kiệm tiền mua nhà, trong khi vẫn phải chi tiêu hằng ngày nên họ chỉ dám sinh một con hoặc trì hoãn sinh con.

Có thể thấy, hiện nay, đa số người trẻ ít nhất đến độ tuổi 30 mới bắt đầu có khả năng tài chính để mua căn nhà đầu tiên, trừ khi được hỗ trợ tài chính bởi người thân, còn thông thường, đến khoảng 35 tuổi, sau khi lập gia đình và có nguồn thu nhập từ hai vợ chồng, khả năng tài chính để sở hữu nhà mới tăng lên đáng kể bởi khoản tiết kiệm, khả năng tiếp cận vốn vay, nguồn thu nhập khác…

Vì vậy, theo chuyên gia các chuyên gia, đối với bạn trẻ để sở hữu nhà ở thì cần phải thiết lập kỷ luật trong chi tiêu, xác định tổng số tiền cần tiết kiệm và thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu.

Cụ thể, các bạn trẻ nên nâng cao kiến thức tài chính nhằm xây dựng một kế hoạch chi tiết về thu nhập và chi tiêu hằng tháng, kế hoạch dòng tiền cho bản thân. Đồng thời, liên tục cập nhật thông tin của thị trường bất động sản nhà ở, sao cho đủ sự hiểu biết về các sản phẩm.

Ngoài ra, người trẻ cũng cần nỗ lực gây dựng nghề nghiệp, giúp tạo ra nguồn thu nhập ổn định và đa dạng để nâng cao khả năng tiết kiệm. Việc có được nghề nghiệp và thu nhập ổn định chính là nền tảng quan trọng để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay… có như vậy cơ hội sở hữu nhà ở các thành phố lớn của người trẻ mới nhanh chóng trở thành hiện thực.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Báo động đỏ toàn viện cấp cứu hai anh em ruột trong vụ tai nạn liên hoàn ở Dương Nội

Báo động đỏ toàn viện cấp cứu hai anh em ruột trong vụ tai nạn liên hoàn ở Dương Nội

Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi là anh em ruột trong vụ tai nạn liên hoàn xảy ra ở phường Dương Nội (Hà Nội). Hiện sức khỏe của 2 em đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.
Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc

Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc

Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ, Hà Nội khi nói về các công trình vi phạm lấn khu vực hồ Cầu Cốc, dù trước đó UBND phường đã ra thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm trước ngày 11/7/2025.
Nhiều nhà thầu thi công ỳ ạch tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên

Nhiều nhà thầu thi công ỳ ạch tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên

Vẫn còn một số nhà thầu vẫn thi công rất chậm, chưa đám bảo tiến độ dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên dù Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) đã nhiều lần nhắc nhở, thậm chí ra thông báo cảnh cáo và xử phạt.
Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Toàn thể cán bộ, đảng viên, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân xã Phúc Thọ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đồng chí Đỗ Đức Duy và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến theo thẩm quyền.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (17/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,06 USD/thùng, giảm 1,02%, giá dầu WTI ở mốc 65,88 USD/thùng, giảm 1,07%.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực bất động sản, xây dựng, nội ngoại thất tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 2025, thể hiện sự phục hồi, khởi sắc thị trường nhà ở Việt Nam nói chung trong những tháng đầu năm 2025.
Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất chủ đầu tư không được thu quá 95% giá trị hợp đồng trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hơn 50% mục tiêu nhà ở xã hội đến năm 2025 đã được triển khai

Hơn 50% mục tiêu nhà ở xã hội đến năm 2025 đã được triển khai

Ngày 6/6, tại Hội nghị giao ban công tác tháng 5 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2025, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với tổng diện tích 9.737ha đất để phát triển nhà ở xã hội. Phần lớn các địa phương đều dành đủ quỹ đất phục vụ mục tiêu này.
Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Dù chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã nỗ lực vào cuộc, thậm chí thành lập tổ công tác giải quyết, nhưng đến nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) tại hàng trăm dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố vẫn “tắc”, ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động