Giày giả thương hiệu nổi tiếng bán tràn lan
![]() | Công an Thanh Hóa bắt nhiều vụ hàng giả, hàng hết sử dụng |
![]() | Tiêu hủy hơn 1,2 nghìn sản phẩm “hàng hiệu” |
Tại đường Lê Duẩn, phóng viên hỏi mua một đôi giày đá bóng nhãn hiệu Nike Mecurial Vapor FG màu xanh (giá chính hãng 3,2 triệu đồng), chủ cửa hàng đưa ra lời mời với đủ mức giá từ 300.000 – 1.000.000 đồng/đôi. Khi đặt vấn đề muốn mua giày chính hãng, chủ hàng lắc đầu và nói: “Làm gì có loại đó, bọn em sinh viên, mua vài đôi khác nhau mà thay đổi cho thời trang, mua giày chính hãng vừa đắt, lại vừa hiếm”. Sự thực là, khi mua về và sử dụng, đôi giày Nike trị giá 300.000 đồng đã nhanh chóng bong tróc ngay lần đầu tiên sử dụng và lần thứ 2 thì bong đế.
![]() |
Lực lượng chức năng kiểm tra một cửa hàng kinh doanh nhiêu sản phẩm giày không rõ nguồn gốc. |
Bên cạnh các cửa hiệu bán giày ngoại giả, ở một số tuyến đường như: Nguyễn Khánh Toàn, Giải Phóng... cũng tồn tại những địa điểm chuyên bán các loại giày “sida hiệu” (giày cũ được sửa lại hoặc giày bị làm giả). Nếu tại phố Nguyễn Khánh Toàn, hàng hóa thường được bán vào buổi tối từ 19h30 cho đến khuya thì trên đường Lê Duẩn, đoạn ngã tư giao cắt với đường Giải Phóng, chợ chỉ hoạt động từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, chủ yếu phục vụ người dân đi tập thể dục. Tại các địa điểm trên, giày chỉ được chủ các cửa hàng vận chuyển đến bằng xe máy, trải bạt xuống đất và xếp giày lên trên để bán. Chia sẻ về công việc, chủ một cửa hàng bán giày tại khu chợ ngã tư Giải Phóng – Lê Duẩn cho biết: “Thời gian bán hàng đều ngoài giờ hành chính để hạn chế việc bị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra, thu giữ”.
Qua tìm hiểu, việc buôn bán, sử dụng giày thương hiệu nổi tiếng đã có từ lâu và hoạt động theo đường dây, ổ nhóm. Cuối tháng 12.2015 vừa qua, tổ công tác Đội Quản lý thị trường số 12 – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và Đội Chống buôn lậu – PC46 – Công an TP. Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện xe ô tô tải vận chuyển 77 kiện hàng hóa chủ yếu là giày, dép giả mạo thương hiệu nổi tiếng do Trung Quốc sản xuất. Mở rộng điều tra, tổ công tác liên ngành đã kiểm tra kho hàng tại số 6 phố Gầm Cầu. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong kho có 16 bao tải hàng hóa. Đối tượng Nguyễn Thanh Anh (SN 1977) là chủ kho không xuất trình được giấy tờ chứng mình nguồn gốc số hàng hóa trên. Theo cơ quan chức năng, 16 bao tải hàng hóa tại kho đều là hàng hóa nhập lậu, vi phạm sở hữu trí tuệ.
N.Minh
Nên xem

Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó

Nhiều quyền lợi của lao động nữ được thực hiện thông qua hoạt động đối thoại điểm

Giải Pickleball Đài Hà Nội 2025 với tổng giải thưởng gần 500 triệu đồng

Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Giá vàng đồng loạt sụt giảm, người dân đua nhau bắt đáy

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Messi kiến tạo đẳng cấp, Inter Miami vẫn đánh rơi chiến thắng vì hàng thủ "mơ ngủ"
Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm
Điều tra - bạn đọc 03/03/2025 13:27

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52