-->

Giấy dó cuộc hành trình trở về: Muốn hồi sinh cần “ba cây chụm lại”… (Kỳ cuối)

(LĐTĐ) Nghề làm giấy dó truyền thống của ông cha sẽ đi về đâu? Liệu có giải pháp nào để ngăn ngừa sự mai một của làng nghề không? Trong một ngày tháng 5, nhiều họa sỹ, nhà quản lý văn hóa, nghệ nhân làng nghề, doanh nhân… đã ngồi lại với nhau tại di tích Đình Kim Ngân, phố cổ Hà Nội, để chia sẻ và luận bàn nhiều giải pháp “hồi sinh” nghề giấy.
giay do cuoc hanh trinh tro ve muon hoi can ba cay chum lai ky cuoi Giấy dó cuộc hành trình trở về: Còn nỗi lo mai một của làng nghề (Kỳ 3)
giay do cuoc hanh trinh tro ve muon hoi can ba cay chum lai ky cuoi Kỳ 2: Giấy dó cuộc hành trình trở về: Hồi sinh trong nghệ thuật
giay do cuoc hanh trinh tro ve muon hoi can ba cay chum lai ky cuoi Giấy dó cuộc hành trình trở về: Ký ức về một thời huy hoàng (Kỳ 1)

Theo họa sĩ Lý Trực Sơn, người Việt Nam từ xưa đến nay không ưa cái gì quá tinh, ví dụ lụa nếu quá tinh, quá mỏng như lụa tầu thì không thích, giấy công nghiệp rất mịn nhưng lại thích dùng loại hơi sần một chút. Cũng như giấy dó, cũng phải mang những nét sơ khai, hơi sù sì, chắc, bền, bỏ vào nước mà bỏ ra thì vẫn khô và phẳng. Có lẽ chính vì những cái sù sì thô ráp đó đã làm nên một sản phẩm mang đậm chất văn hóa Việt.

Họa sỹ Lý Trực Sơn đã nhiều lần triển lãm tranh giấy dó ở nước ngoài và nhận ra rằng người phương tây rất mê sản phẩm này, nhưng không phải ai cũng có thể tìm mua được loại giấy dó theo đúng phong cách cổ truyền mấy trăm năm trước. Ông nuối tiếc vì ở Việt Nam hiện nay không thể “cung” cái mà thế giới đang “cầu”. Ông cho rằng giấy dó cần được quảng bá nhiều hơn thì mới được biết đến.

giay do cuoc hanh trinh tro ve muon hoi can ba cay chum lai ky cuoi
Liệu nghề làm giấy dó có được hồi sinh? Ảnh: (Bảo Thoa)

Đưa ra một số về giải pháp tồn tại cho nghề giấy, ông cho rằng, làm cho nghệ thuật mỹ thuật phát triển tức là làm cho làng nghề tồn tại, bởi đó là tác động hai chiều. Khi càng có nhiều người mua và vẽ trên chất liệu giấy dó thì làng nghề càng có cơ hội phát triển. Theo họa sỹ Lý Trực Sơn, những tác phẩm hội họa làm trên giấy dó phải thật tinh, thật đẹp, bán với đúng với giá trị của nó, theo phương châm “làm tốt bán đắt”, vừa để nâng cao tay nghề, vừa có đủ thu nhập để nuôi nghề.

Để làm được đẹp thì giấy phải bền, kỹ thuật phải cao, đồng thời phải kiên trì quảng bá và có sự tương tác giữa các làng nghề để tạo ra những sản phẩm mới hơn, đa dạng hơn. Làm ít mà vẫn “chất”, không chỉ tôn vinh những tác phẩm nghệ thuật và tôn vinh sản phẩm truyền thống mà còn giữ cho môi trường sạch sẽ, ít ô nhiễm hơn so với làm nhiều nhưng chất lượng kém và nguồn chất thải lại gây ô nhiễm môi trường.

Bổ sung ý kiến của họa sỹ Lý Trực Sơn, ông Nguyễn Phương Khánh Đại diện BQL Di tích lịch sử Đông Xã, phường Bưởi cho hay, làm giấy dó cần rất nhiều nước, cho nên địa điểm cũng vô cùng quan trọng. Phải là điểm gần sông, có quy trình xử lý nước thải đồng bộ. Việc sản xuất nhỏ lẻ sẽ vô cùng phức tạp và dẫn đến ô nhiễm môi trường cao. “Cần phải có các doanh nghiệp vào cuộc, thành phố vào cuộc, đầu tư để phục hồi nghề chứ không đơn thuần là sản xuất nhỏ lẻ.

Một cây thì làm chẳng lên non. Làng Bưởi còn rất nhiều nghệ nhân dẻo tay, vững nghề làm giấy, nếu được đầu tư chắc chắn sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng cao, duy trì được văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ tan biến. Chúng ta đang quan tâm đến môi trường, vì vậy tại sao không dùng giấy dó với độ bền, dai, để thay thế những túi nilon làm ô nhiễm môi trường?”, ông Khánh nhấn mạnh.

Xúc động trước những thứ được, mất của một nghề lâu đời đã tồn tại trên đất kinh kỳ hàng trăm năm, ông Khánh kể lại một kỷ niệm về Bác Hồ. Cách đây hơn 50 năm Bác Hồ về thăm làng An Thái đúng vào ngày 6/1/1946, ngày toàn quốc tưng bừng cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hôm đó, dân làng đang nhộn nhịp, vui mừng như ngày hội.

Đến thăm làng Bưởi, bác quan tâm đến nghề làm giấy dó. Thấy giấy dó có chất lượng tốt Bác đã yêu cầu in truyện Kiều lên giấy dó làng Bưởi để lưu giữ. Bởi vậy, khi Bác mất, người dân làng An Thái – Bưởi đã lưu giữ đời đời Lời Di chúc thiêng liêng của Bác trên trang giấy cổ truyền làng Bưởi. Nhưng cho đến nay, làng nghề không còn giữ được nghề như kỳ vọng của Bác…

Đã có nhiều năm vẽ tranh trên giấy dó, họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức đánh giá, giấy sắc phong có độ bền cao nhất thế giới, có thể lên đến 600 đến 700 năm, trong khi giấy dó của Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có độ bền từ 400 đến 500 năm, dù điều kiện bảo quản của họ tốt hơn ta. Điều đang buồn là ngay cả những thông tin về chất liệu giấy này cũng ít người biết đến.

Theo họa sỹ Mạnh Đức, “chúng ta sử dụng giấy dó là chúng ta đang tạo ra một nhu cầu cần làng nghề, nếu để chinh phục được người dùng thì cần những nhà khoa học nghiên cứu chất liệu tạo ra một công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó còn cần sự phối hợp của các làng nghề với nhau. Hiện nay nhiều làng nghề vẫn còn đang giữ nghề, không giao lưu chia sẻ kinh nghiệm nên chưa thể tạo ra những sản phẩm đa dạng và có chất lượng tốt hơn nữa.

Ví dụ về màu sắc của giấy nên đa dạng hơn, thay vì trắng đơn thuần như hiện nay thì nên có thêm hồng, cánh sen,… đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta cần sự phát triển nhưng giá trị văn hóa cũng phải giữ được bởi tinh thần văn hóa luôn quan trọng hơn cách tạo ra sản phẩm. Làng nghè hiện nay rất loay hoay, hiện nay từ Bát Tràng đến Đồng Kỵ, Sơn Đồng…hiện nay sống được là nhờ sản xuất mẫu của các khách hàng nước ngoài, sản phẩm đã không còn thuần Việt và chúng ta trở thành người phục vụ cho văn hóa nước ngoài.

Những đơn vị sống được sống tốt là họ làm sản phẩm cho nước ngoài chứ không phải trong nước, bởi thế cho nên văn hóa trong nước biến mất rất nhiều, chỉ còn rất ít giữ được tinh thần truyền thống. Thông qua giấy dó có thế thấy chúng ta cần định hướng vừa làm giầu cho các làng nghề, vừa phát triển tinh thần văn hóa.

PGS.Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nôi là một nhà nghiên cứu về Hán Nôm, bên cạnh đó bà còn là một người có những đóng góp tích cực trong việc bảo tồn các giá trị của làng nghề Việt Nam. Đối với giấy dó, bà cũng nhiều năm trăn trở để đưa ra giải đáp và đồng thời đưa ra các quan điểm cá nhân của mình đóng góp cho sự bảo tồn và phát huy nghề truyền thống.

Tiến sỹ cho biết: Không phải giấy dó bị cho là xuất phát từ Trung Quốc mà do tổ tiên chúng ta sáng tạo ra nghề, theo thư tịch cổ thì thì thế kỷ thứ 2 chúng ta đã có những nhà sư viết bộ kinh trên giấy dó. Trước đây, cả nước có duy nhất dòng họ Lại được vua ban cho đặc ân làm giấy sắc rồng, cho đến nay, chúng tôi vẫn giữ được sắc phong hơn 600 năm không bị phai nhạt. Sắc phong là di sản thiêng liêng chứ không đơn thuần là một từ giấy viết chữ Hán Nôm.

Nhiều năm nay chúng tôi đã đề nghị với bộ văn hóa dùng giấy sắc để công nhận di tích lịch sử văn hóa ở miếu mạo đền chùa trên khắp cả nước. Tuy nhiên mấy chục năm nay vẫn chưa có hồi đáp. Ông cha chúng ta đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý tại sao chúng ta không kế thừa và phát triển? Tuy nhiều họa sỹ, nhà văn, nhà thơ.. sử dụng giấy dó để viết tác phẩm nhưng muốn nghề giấy dó phát triển thì cần phải có thị trường lớn hơn chứ không chỉ bó hẹp ở một vài lĩnh vực sử dụng.

Trăn trở với giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, Tiến sỹ Đỗ Thị Hảo cho rằng, từ làng An Cốc, Yên Thái, Nghĩa Đô, Dương Ổ… người dân vẫn còn nhớ đến tổ nghề. Hàng năm vào mùa lễ hội dân các làng vẫn giỗ tổ nghề và tái hiện nghề làm giấy, thế nhưng người dân lại không thể sống được bằng nghề của tổ tiên để lại. Chúng ta đang trông chờ vào những nhà khoa học, các nhà kinh tế, cơ quan chức năng và những doanh nghiệp, nghệ nhân có tâm huyết để làm thế nào tất cả các nghề truyền thống đều có đầu ra thì nghề mới tồn tại được.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động