-->

Giáo viên vui mừng khi chính sách kịp thời

Việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội đã góp phần động viên, tạo thêm động lực để đội ngũ giáo viên tiếp tục công tác, cống hiến.
Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào?

Gần 255 tỷ đồng hỗ trợ

Ngày 25/2, tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP (Nghị định 73) ngày 30/6/2024 của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội.

Theo đó, đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của Thành phố thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tham gia thực hiện thí điểm đặt hàng cung ứng dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội).

Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Giáo viên vui mừng khi chính sách kịp thời
Cô giáo Trần Việt Hồng (giáo viên Trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) trong một tiết dạy.

Mức kinh phí hỗ trợ đối với 6 tháng năm 2024 (từ ngày 1/7/2024 đến 31/12/2024) bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp và các khoản đóng góp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc của các đối tượng trong danh sách trả lương của đơn vị (không bao gồm lao động hợp đồng) tại thời điểm ngày 1/7/2024 (tương đương chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73 và Thông tư số 62/2024/TT-BTC).

Đối với 8 tháng năm 2025 (từ ngày 1/1/2025 đến 31/8/2025) bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp và các khoản đóng góp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc của các đối tượng trong danh sách trả lương của đơn vị (không bao gồm lao động hợp đồng) tại thời điểm ngày 1/1/2025.

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ 10% tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73 năm học 2024 - 2025 là gần 255 tỷ đồng. Trong đó, cấp Thành phố gần 122 tỷ đồng và cấp quận, huyện gần 133 tỷ đồng.

Tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo

Nghị định 73 của Chính phủ được ban hành cuối tháng 6/2024. Theo quy định tại Nghị định, từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản.

Năm học 2024 - 2025, toàn thành phố Hà Nội có 381 cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thực hiện thí điểm đặt hàng theo giá dịch vụ giáo dục quy định tại Nghị quyết số 19/2024/NQ-HĐND. Thời gian đặt hàng từ tháng 9/2024 đến hết tháng 8/2025. Các trường này chưa được ngân sách cấp kinh phí để thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định của Nghị định 73. Với việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết, đội ngũ nhà giáo sẽ được nhận chế độ theo đúng quy định.

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều thầy cô giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục của Hà Nội đã bày tỏ tâm tư về việc có nguy cơ không được thụ hưởng quy định tại Nghị định 73.

Lý do, theo các quy định hiện hành, nếu là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên thì không được cấp quỹ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73, đơn vị chủ động cân đối từ nguồn kinh phí của đơn vị.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, do mới ở giai đoạn năm đầu tiên thí điểm tự đảm bảo chi thường xuyên, các trường chưa có khả năng tiết kiệm kinh phí để thực hiện chi thưởng cho cán bộ, viên chức và người lao động. Hà Nội là đơn vị tiên phong trong việc thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục và xác định đây là việc mới, việc khó, vì vậy, việc có cơ chế khích lệ, động viên các đơn vị thí điểm là cần thiết, tạo động lực cho thầy, cô giáo góp phần nâng chất lượng giáo dục toàn ngành.

Chính vì vậy, việc Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua Nghị quyết là động lực lớn để các thầy cô giáo phấn đấu, tích cực thực hiện nhiệm vụ. Nhiều thầy cô giáo cho biết rất phấn khởi vì sắp tới có khoản thưởng này.

Cô giáo Trần Việt Hồng (giáo viên Trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) chia sẻ, cô thực sự vui mừng khi Thành phố chính thức có quyết định chi thưởng theo Nghị định 73 cho viên chức Thủ đô là giáo viên của các trường thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục. Đây là sự khích lệ lớn, là động lực để đội ngũ các thầy cô giáo tiếp tục công tác, cống hiến.

Theo cô giáo Lê Thị Hường (giáo viên Trường THPT Chúc Động, huyện Chương Mỹ), khi biết tin Thành phố chi thưởng theo Nghị định 73, đa số giáo viên Trường THPT Chúc Động đều cảm thấy vui mừng.

“Một phần vì chúng tôi có một khoản nho nhỏ để chi trả cho đời sống, phần quan trọng hơn là lãnh đạo Thành phố đã có sự quan tâm, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng và ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ các thầy cô giáo làm công tác giáo dục Thủ đô nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung”, cô giáo Lê Thị Hường chia sẻ.

Đây cũng là cảm xúc của cô giáo Vũ Thị Kim Tiến (giáo viên Trường THPT Mê Linh, huyện Mê Linh). Cô giáo Vũ Thị Kim Tiến cho biết, khi biết tin Thành phố sẽ chi thưởng theo Nghị định 73, bản thân cô cùng các giáo viên trong trường đều cảm thấy vô cùng phấn khởi.

Đây không chỉ là nguồn động viên kịp thời, thiết thực mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thành phố đối với đội ngũ nhà giáo. Sự ghi nhận, trân trọng này đã tiếp thêm động lực để các nhà giáo tiếp tục cống hiến hết mình trong sự nghiệp trồng người cao quý.

Với tinh thần xây dựng và mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô, cô giáo Vũ Thị Kim Tiến đề xuất lãnh đạo Thành phố tiếp tục quan tâm hơn nữa tới đời sống tinh thần và vật chất của giáo viên. Những chính sách thiết thực sẽ là nguồn động viên to lớn, giúp giáo viên yên tâm giảng dạy, cống hiến và đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục.

Phạm Thu Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hôm nay (18/4), học sinh lớp 9 sẽ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Học sinh cần cân nhắc thật kỹ các nguyện vọng và rà soát toàn bộ nội dung trong Phiếu để bảo đảm các thông tin đăng ký chính xác, đúng quy định.
Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Sau 7 năm triển khai với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành Giáo dục. Các kết quả của Đề án đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.
Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Sáng ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội với chủ đề “Sách mở rộng thế giới tư duy”.

Tin khác

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hôm nay (18/4), học sinh lớp 9 sẽ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Học sinh cần cân nhắc thật kỹ các nguyện vọng và rà soát toàn bộ nội dung trong Phiếu để bảo đảm các thông tin đăng ký chính xác, đúng quy định.
Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Sau 7 năm triển khai với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành Giáo dục. Các kết quả của Đề án đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Trong bối cảnh việc thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập của Hà Nội có sự cạnh tranh gay gắt (chỉ khoảng hơn 60% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có cơ hội vào lớp 10 công lập), thì chương trình Chương trình 9+ (học văn hóa song song với học nghề) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố chính là một cơ hội ý nghĩa, giúp giảm áp lực thi cử cho các em học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động