--> -->

Giao thông thông minh tạo “bệ phóng” để Thủ đô cất cánh

Tại Hà Nội, công tác chuyển đổi số, xây dựng hệ thống giao thông thông minh đang dần hoàn thiện. Việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo quy hoạch, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông… sẽ là “bệ phóng” vững chắc để Thủ đô vươn mình.
Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn Hoàn thành Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ trong năm 2025 Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Hướng tới giao thông thông minh

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Qua kinh nghiệm thực tiễn triển khai trên thế giới cho thấy việc hình thành phát triển hệ thống giao thông thông minh giữ vai trò quan trọng, có tính nền tảng và là một trong các trụ cột chính của Thành phố thông minh (không thể có được thành phố thông minh nếu không phát triển được hệ thống giao thông thông minh).

Giao thông thông minh  tạo “bệ phóng” để Thủ đô cất cánh
Đồng chí Nguyễn Phi Thường, Thành ủy viên, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội.

Với quy mô diện tích của Thành phố khoảng 3.358,6 km² và dân số tính đến hết năm 2023 là khoảng 8,5 triệu dân được xác định là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao của cả nước nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng.

Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống giao thông vận tải (GTVT) hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Tình trạng ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường… là những thách thức lớn với các cơ quan quản lý giao thông Thành phố. Giải pháp hiệu quả cho những bài toán đó là ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý, điều hành giao thông.

Đó chính là nội hàm của hệ thống giao thông thông minh, xu hướng phát triển của tất cả các hệ thống giao thông các nước.

Những năm gần đây, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong giải pháp này như giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một số ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe bus… Đây là những tiền đề đầu tiên để triển khai hệ thống giao thông thông minh ITS trong Thành phố.

Đặc biệt hơn cả, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Ngày 11/12/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6369/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Đây là quyết sách đúng đắn và mang tính chất bản lề bởi khi đề án thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của Thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Hóa giải thách thức, khơi dậy các nguồn lực

Với định hướng phát triển giao thông thông minh, Thành phố sẽ triển khai lộ trình phát triển theo 3 giai đoạn, cụ thể như sau: Giai đoạn 1 từ năm 2025 - 2027. Mục tiêu: Hình thành và đưa vào khai thác vận hành Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội, trong đó có bộ phận quản lý điều hành giao thông thông minh với giai đoạn đầu khai thác 9/12 chức năng, bao gồm: (1) Giám sát giao thông; (2) Cung cấp thông tin giao thông; (3) Điều khiển giao thông; (4) Hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; (5) Quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; (6) Quản lý sự cố; (7) Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; (8) Quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

Giao thông thông minh  tạo “bệ phóng” để Thủ đô cất cánh

Giai đoạn 2 từ năm 2028 - 2030. Mục tiêu, mở rộng phạm vi, vùng hoạt động đối với 9 chức năng hiện hữu đã hình thành trong giai đoạn 1. Hoàn thiện, đưa vào khai thác vận hành đủ 12/12 chức năng theo yêu cầu của hệ thống giao thông thông minh (bổ sung 03 chức năng còn lại: (10) Quản lý vận tải; (11) Quản lý nhu cầu (thu phí nội đô); (12) Mô phỏng giao thông). Tích hợp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý, điều hành giao thông thành phố tại trung tâm.

Giai đoạn 3 sau năm 2030. Mục tiêu, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống giao thông thông minh thành phố, kết hợp đồng bộ cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông, tạo nên di chuyển thông minh trong thành phố thông minh, đưa Hà Nội trở thành có hệ thống quản lý, điều hành giao thông tiên tiến ngang tầm khu vực.

Việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thông minh tạo ra các tác động to lớn, theo hướng tích cực cho tất cả các chủ thể liên quan.

Cụ thể, với phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, hệ thống giao thông là mạch máu của bất kỳ nền kinh tế nào, Hà Nội là Thủ đô của quốc gia, lại đang trong giai đoạn phát triển thành đô thị thông minh, vì vậy hết sức cần thiết phải có một hệ thống giao thông an toàn, văn minh, tiện lợi. Hệ thống giao thông thông minh ITS thành phố giúp cho giảm ùn tắc giao thông, việc di chuyển được thuận lợi, an toàn, hiệu quả.

Thông qua đó lưu thông hàng hóa logistic của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn, cải thiện hơn chất lượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho cư dân Thủ đô.

Đối với quản lý, điều hành giao thông, hệ thống giao thông thông minh, trên hết, mang lại đổi mới phương thức quản lý, điều hành giao thông, không phải chỉ là một tập hợp các ứng dụng nhỏ, lẻ. Phương thức quản lý, điều hành giao thông mới này chính là nội dung quan trọng của Chuyển đổi số trong giao thông thông qua làm giàu dữ liệu, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu.

Đối với doanh nghiệp, hệ thống giao thông thông minh giúp các doanh nghiệp vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hóa, sản phẩm… nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí… Đặc biệt, hệ thống giao thông thông minh tạo ra nguồn dữ liệu số mới, khổng lồ, là nguồn tài nguyên mới cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm gia tăng giá trị.

Đối với người dân, hệ thống giao thông thông minh đem lại cho người dân chất lượng dịch vụ tốt hơn. Khi thực hiện chuyến đi được hỗ trợ thông tin tối đa để di chuyển an toàn, nhanh chóng. Đồng thời, người dân được tương tác với cơ quan quản lý, cung cấp thông tin giao thông, phản ánh các sự cố, đề nghị trợ giúp, …

Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ GTVT đều đã có những chủ trương, quyết định, ủng hộ xây dựng Hà Nội thành thành phố thông minh, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hình thành trung tâm điều khiển giao thông thông minh.

Hệ thống giao thông thành phố Hà Nội đang đứng trước một cơ hội đổi mới sâu, rộng, trở thành hệ thống giao thông thông minh trong thành phố thông minh nhờ quyết tâm chính trị lớn, tin tưởng rằng tương lai không xa, giao thông Thủ đô sẽ ngày một đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phục vụ người dân và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hơn của Thủ đô trong tương lai.

Nguyễn Phi Thường

Thành ủy viên, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Nhằm giải quyết nhu cầu lớn về cấp Giấy phép lái xe (GPLX) trên địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai kế hoạch cao điểm, tăng cường khả năng sát hạch lên đến hàng nghìn học viên mỗi ngày, đảm bảo đáp ứng kịp thời quyền lợi chính đáng của người dân Thủ đô.
Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII xác định 8 nhóm giải pháp trọng tâm trong nhiệm kỳ tới, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Đây được xem là định hướng xuyên suốt, thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của sự phát triển.
Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục phải nhận thất bại trước đối thủ đầy duyên nợ Indonesia với tỷ số 1-3 trong trận đấu tại chặng 2 SEA V.League 2025. Đây đã là lần thứ ba trong năm nay các học trò của HLV Trần Đình Tiền để thua trước đội bóng xứ vạn đảo, cho thấy Indonesia thực sự quá mạnh trước tuyển bóng chuyền nam Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
“Dịu dàng màu nắng” tập 34: Tuyết sốc nặng khi bị bà Hà “nắn gân”, Lan Anh sắp trở về gần Xuân Bắc

“Dịu dàng màu nắng” tập 34: Tuyết sốc nặng khi bị bà Hà “nắn gân”, Lan Anh sắp trở về gần Xuân Bắc

Tập 34 của “Dịu dàng màu nắng”, đánh dấu bước chuyển quan trọng khi bà Hà (NSND Lan Hương) chính thức can thiệp và chấn chỉnh hành vi vượt quyền của Tuyết (Thanh Hoa). Đồng thời, Lan Anh (Lương Thu Trang) có cơ hội trở lại spa cũ, mở ra khả năng cô tái hợp với Xuân Bắc (Duy Hưng).
Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/7), giá dầu thế giới đảo chiều tăng cả khi căng thẳng thương mại toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt, khi các nhà phân tích cho rằng mức tồn kho thấp và các rủi ro mới nổi tại Trung Đông là những yếu tố đang hỗ trợ thị trường. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,97 USD/thùng, tăng 0,72%, giá dầu WTI ở mốc 67,17 USD/thùng, tăng 1,19%.
Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Trong nước ổn định, thế giới tăng

Giá vàng hôm nay (18/7): Giá vàng miếng trong nước đi ngang ở mức 120,6 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng thế giới tăng nhẹ so với sáng qua, niêm yết quanh ngưỡng 3.342 USD/ounce
Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Giá USD “chợ đen” quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (18/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.176 VND/USD, tăng 8 VND so với phiên giao dịch trước. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,64 điểm, tăng 0,25%. Tuy nhiên, giá USD “chợ đen” lại quay đầu giảm.

Tin khác

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Nhằm giải quyết nhu cầu lớn về cấp Giấy phép lái xe (GPLX) trên địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai kế hoạch cao điểm, tăng cường khả năng sát hạch lên đến hàng nghìn học viên mỗi ngày, đảm bảo đáp ứng kịp thời quyền lợi chính đáng của người dân Thủ đô.
Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc phân luồng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, sửa chữa.
Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà

Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà

Trung tâm thông tin chỉ huy của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an chính thức hoạt động 24/24 giờ với công nghệ AI hiện đại, tự động phát hiện vi phạm và gửi thông báo trong 2 tiếng. Thay vì tuần tra thủ công, CSGT giờ đây sẽ "tuần tra" trên môi trường điện tử, hướng tới mục tiêu người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông ngay tại nhà, góp phần hình thành văn hóa giao thông công bằng, minh bạch.
Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Dương Nội, Hà Nội đã khiến khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, nhiều người bị thương, trong đó có một cháu bé. Cơ quan chức năng xác định tài xế điều khiển ô tô trong tình trạng nồng độ cồn rất cao: 0,861 mg/L khí thở, vượt hơn 2,2 lần mức “kịch khung” theo quy định tại Nghị định 168/2024.
Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Hai ngày qua, việc thông tin danh tính lái xe ô tô khác nhau trong một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Vạn An (tỉnh Nghệ An) khiến dư luận băn khoăn.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Theo dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa 1 xe đến hết năm 2030.
Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn

Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn

Vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng xảy ra tối 16/7 tại đường Nguyễn Trác, phường Dương Nội, Hà Nội khiến ít nhất 1 người tử vong và nhiều phương tiện hư hỏng nặng. Tài xế ô tô con gây tai nạn được nhân chứng mô tả có biểu hiện say xỉn, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ.
Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhằm nâng cao mức độ an toàn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống cháy nổ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bổ sung hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.
Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với các đô thị lớn trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố đông dân, mật độ phương tiện cao, việc chuyển đổi sang giao thông xanh, sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng… không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp bách. Với quyết tâm chính trị cao và những bước đi cụ thể, Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, xanh, sạch và bền vững, góp phần kiến tạo một đô thị đáng sống cho hôm nay và mai sau.
Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Trong thế kỷ XXI, khi các đô thị ngày càng đông đúc và tài nguyên dần cạn kiệt, khái niệm giao thông bền vững nổi lên như một giải pháp toàn diện, hướng tới phát triển hài hòa giữa con người, môi trường, kinh tế. Nhiều quốc gia đã đi trước, thành công trong việc chuyển đổi hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh - sạch - hiệu quả. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước chính là “tấm gương soi” quý giá để thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung có thể vạch ra con đường phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Xem thêm
Phiên bản di động