--> -->

Giải “bài toán” bảo vệ bản quyền nội dung số

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội dung số, tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng nhức nhối, đòi hỏi những giải pháp cấp thiết và toàn diện để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp số.
Phát tán tin nhắn rác, 7 doanh nghiệp nội dung số bị phạt Việt Nam giành giải Bạc ở hạng mục Nội dung số Phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh

Vi phạm bản quyền nội dung số nhiều, khó ngăn chặn

Trong bối cảnh phân phối nội dung kỹ thuật số đang diễn ra sôi động, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền hình OTT (giải pháp cung cấp nội dung phim và truyền hình dựa vào đường truyền Internet tốc độ cao) và các nhà phát hành phim trực tuyến đã đưa người dùng tới một thời kỳ tiêu thụ nội dung giải trí hoàn toàn mới mẻ. Sự thuận tiện trong việc xem phim, chương trình truyền hình và sự kiện âm nhạc trực tiếp trên các thiết bị đã làm biến đổi cách khán giả tương tác với nội dung.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng số hóa này cũng mang đến những thách thức chưa từng có trong việc bảo mật và bảo vệ bản quyền nội dung, yêu cầu ra đời các giải pháp mới để bảo vệ nội dung khỏi hàng loạt các rủi ro về xâm hại bản quyền.

Giải “bài toán” bảo vệ bản quyền nội dung số
Các chuyên gia đóng góp đề xuất nhằm tăng hiệu quả bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp số của Việt Nam tại tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh, truyền hình số”.

Bàn về vấn đề nóng và giao thoa nhiều lĩnh vực, tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh, truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp với Thủ đô Multimedia tổ chức vừa qua đã thu hút nhiều chuyên gia điện ảnh, truyền hình, truyền thông, công nghệ, luật sư và các nhà quản lý... đóng góp nhiều gợi mở, đề xuất nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh, truyền hình số của Việt Nam trong thời gian tới.

Về thực trạng vi phạm bản quyền nội dung số và khó khăn trong việc ngăn chặn vi phạm bản quyền, ông Phạm Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền hết sức phức tạp với hàng loạt website vi phạm bản quyền (website lậu) đăng phát trái phép các giải bóng đá cũng như phim.

Theo số liệu từ SimilarWeb, hiện có khoảng 70 website bóng đá lậu, với hơn 1,5 tỷ lượt view trong các năm 2022, 2023. Bên cạnh đó, số liệu của SimilarWeb cũng chỉ ra rằng, có tới hơn 200 website phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 có hơn 66 triệu lượt xem/tháng.

Luật sư Phạm Thanh Thủy, phụ trách chống vi phạm bản quyền của truyền hình số K+ cũng khẳng định: Vi phạm bản quyền nội dung số rất tràn lan trên Internet, đơn cử như một trận đấu khi được chiếu trên K+ và các đơn vị đồng phân phối của K+, đồng thời nó còn được chiếu trên nhiều website, app lậu. Dẫn số liệu từ Media Partners Asia, bà Thủy cho biết, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực về tỉ lệ vi phạm bản quyền, với 15,5 triệu người thường xuyên truy cập vào các website lậu, vi phạm trên các nền tảng số hiện là hình thức vi phạm chủ yếu.

Thông tin về thiệt hại kinh tế do những lỗ hổng bảo vệ bản quyền nội dung số, Tổng Giám đốc Thủ đô Multimedia Nguyễn Ngọc Hân cho biết: 80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số và các nội dung bị vi phạm nhiều nhất gồm chương trình truyền hình, phim, nhạc. Thống kê cho thấy thiệt hại 65 tỷ USD của ba ngành âm nhạc, phim và truyền hình toàn cầu năm 2022, còn tại Việt Nam năm 2022 con số này là khoảng 348 triệu USD. Nếu không bảo vệ được bản quyền, ngành nội dung số ở Việt Nam khó phát triển mạnh mẽ và góp phần mang lại lợi ích cho đất nước.

Theo các chuyên gia, đặc điểm chung của nhiều trang web vi phạm bản quyền là sử dụng tên miền quốc tế và dịch vụ ấn giấu thông tin; hoạt động công khai, thay đổi tên miền liên tục khi bị chặn. Các đơn vị quản lý web lậu thường gắn quảng cáo độc hại, cá độ, cờ bạc trên những trang này. Hình thức vi phạm điển hình của các web vi phạm bản quyền là ngay sau khi chủ sở hữu quyền phát sóng, đăng tải nội dung trên các nền tảng như OTT, truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh… các đối tượng sẽ thực hiện hành vi vi phạm bằng cách live stream nội dung lên mạng xã hội hoặc cắt ghép, đăng tải nội dung.

Thêm chi phí tái đầu tư sản xuất nếu chống vi phạm bản quyền tốt

Trước tình trạng vi phạm bản quyền số, nhiều giải pháp đã được triển khai nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng trên. Theo đánh giá của đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, thời gian qua, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cụ thể là ngăn chặn truy cập vào website vi phạm bản quyền đã phát huy tác dụng nhất định, góp phần thay đổi thói quen của người dùng. Khảo sát của CAP cho thấy, 23% người dùng Internet Việt Nam trả lời sẽ không truy cập web lậu hoặc ít truy cập do tác động của việc chặn truy cập. Tuy nhiên các biện pháp chặn truy cập vẫn đang tồn tại một số bất cập, biện pháp chặn chưa thống nhất giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP); thời gian chặn chưa thống nhất giữa các ISP, có ISP chặn ngay lập tức, nhưng có ISP chặn sau 3 ngày làm việc hoặc lâu hơn; chưa linh hoạt để đối phó tên miền mới.

Để phòng chống vi phạm bản quyền trên mạng một cách hiệu quả, theo đại diện Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cần thiết lập đầu mối phối hợp giữa chủ sở hữu quyền, cơ quan quản lý Nhà nước và các ISP; thiết lập cơ chế chặn linh hoạt, chặn đuổi các tên miền mới phát sinh sau khi chặn; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp khác nhau để chặn truy cập, đồng thời, cần phát triển công cụ chặn tự động để các bên sử dụng nhằm giảm thiểu thời gian và nhân lực.

Trên cơ sở phân tích những khó khăn của việc áp dụng các biện pháp pháp lý cả về hành chính, dân sự và hình sự để chống vi phạm bản quyền trên môi trường số, luật sư Phạm Thanh Thủy nhấn mạnh đến các biện pháp theo xu hướng mới đang được nhiều nước áp dụng, gồm chặn truy cập và “Knock & Talk” (Gõ cửa và nói chuyện).

Luật sư Phạm Thanh Thủy cho biết thêm, theo Media Partner Asia, tình trạng vi phạm đã giảm ở các quốc gia có cơ chế chặn truy cập hiệu quả, bao gồm Việt Nam. Khảo sát của AVIA cho thấy, đa số người xem không còn xem web lậu và chuyển sang các dịch vụ hợp pháp khi các web lậu bị chặn. Bà Phạm Thanh Thủy đề xuất Việt Nam nên áp dụng mô hình chặn chủ động như ở Anh, đó là web lậu thay đổi tên miền, địa chỉ IP khi bị chặn lần đầu thì các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ chủ động chặn tiếp các tên miền, địa chỉ IP mới khi nhận được thông báo từ chủ sở hữu quyền hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không cần thực hiện lại thủ tục hành chính.

“Trong tổng số 15,5 triệu thuê bao xem lậu, chỉ cần chống vi phạm bản quyền tốt, 10% trong số đó chuyển đổi thành thuê bao hợp pháp thì các đơn vị sẽ có thêm chi phí để tái đầu tư sản xuất hoặc mua bản quyền những nội dung giá trị, tốt hơn. Qua đó, góp phần phát triển ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số tại Việt Nam”, luật sư Phạm Thanh Thủy nhận định.

Nguyễn Hoa

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

Hà Nội hỗ trợ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Hà Nội hỗ trợ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã xem xét thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2026 - 2030.
BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (TTDLQG) - Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động Triển khai Luật Dữ liệu cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành với sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ liên quan, các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính.
Phát động Giải báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025

Phát động Giải báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Trung tâm Truyền thông KH&CN, Cơ quan thường trực Giải thưởng chính thức phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025. Thời gian tiếp nhận tác phẩm bắt đầu từ ngày 25/6 đến hết ngày 15/11/2025.
Kỷ nguyên báo chí dữ liệu

Kỷ nguyên báo chí dữ liệu

Kỷ nguyên số mở ra những thách thức chưa từng có nhưng cũng đem đến cơ hội vàng để báo chí chuyển mình. Dữ liệu lớn và cá nhân hóa nội dung chính là “chìa khóa” tương lai của báo chí, mở đường cho các mô hình truyền thông mới, nơi báo chí không chỉ đưa tin mà còn phục vụ thông tin như một dịch vụ thiết yếu phù hợp với từng cá nhân.
Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” thành công

Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” thành công

Việc ứng dụng Dữ liệu lớn và cá nhân hóa không chỉ đơn thuần là cải tiến kỹ thuật, mà còn mở ra những hướng đi mới cho mô hình truyền thông trong tương lai.
Để báo chí bắt kịp “chuyến  tàu” AI

Để báo chí bắt kịp “chuyến tàu” AI

Chuyển đổi số báo chí đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở tất cả các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số báo chí là sự tích hợp dữ liệu và công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của một cơ quan báo chí. Do đó, việc sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình từ quản lý đến tác nghiệp, sản xuất, xuất bản, phân phối nội dung và kinh doanh... tạo ra những sản phẩm, cơ hội, doanh thu và các giá trị mới, đó là mục tiêu mà các cơ quan báo chí luôn phải hướng tới.
Công an Thủ đô làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số

Công an Thủ đô làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số

Ngày 8/6, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội, khoảng 1.500 cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị bước vào kỳ thi tập trung khóa học trực tuyến trong khuôn khổ chương trình "Thanh niên Công an Thủ đô gương mẫu đi đầu trong đào tạo và làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số".
Kể chuyện đa phương tiện: Thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí

Kể chuyện đa phương tiện: Thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí

Trong một thế giới mà mỗi ngày người Việt dành đến 365 phút để lướt Internet, trong đó hơn một nửa thời gian là qua điện thoại di động, thì báo chí không thể tiếp tục chỉ "viết". Cách làm báo đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ từ văn bản thuần túy sang kể chuyện bằng hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa và tương tác. Đó chính là Multimedia Storytelling - cách kể chuyện đa phương tiện đang làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí.
Đẩy mạnh số hóa, mang lại tiện ích tối đa cho người dân

Đẩy mạnh số hóa, mang lại tiện ích tối đa cho người dân

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính số hiện đại, BHXH Khu vực I tại Hà Nội đã và đang khẳng định vai trò tiên phong, mang đến những tiện ích vượt trội, đơn giản hóa thủ tục và củng cố niềm tin của cộng đồng vào hệ thống an sinh xã hội.
Chuyển đổi số trong đăng ký xe, người dân Hà Nội chỉ mất vài phút làm thủ tục

Chuyển đổi số trong đăng ký xe, người dân Hà Nội chỉ mất vài phút làm thủ tục

Với sự bứt phá mạnh mẽ của chuyển đổi số, quy trình đăng ký, bấm biển số xe tại Hà Nội giờ đây đã trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Nhờ việc ứng dụng công nghệ, tích hợp dữ liệu và triển khai các dịch vụ công trực tuyến, người dân có thể hoàn tất thủ tục chỉ trong vài phút, tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cho lực lượng chức năng.
Xem thêm
Phiên bản di động