--> -->

Đồng bộ giải pháp để phát triển thị trường lao động

Những tháng gần đây, cùng với cả nước, thị trường lao động ở Hà Nội tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Nhu cầu tuyển dụng ở những ngành nghề không thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tiếp tục gia tăng. Trước tình hình này, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển thị trường lao động.
Nỗ lực giữ ổn định thị trường lao động Tạo điểm tựa cho lao động mất việc Dịch Covid-19 tạo áp lực cho thị trường lao động

Thị trường lao động bị ảnh hưởng tiêu cực

Phân tích về thị trường lao động của Hà Nội trong những tháng gần đây, đặc biệt là tháng 8, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, thị trường lao động trên cả nước, trong đó có Hà Nội tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Với Hà Nội, thị trường lao động phải đối diện với nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đầu năm đến nay. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động dưới 20 - 30% công suất do phải đảm bảo công tác giãn cách xã hội và không nằm trong các lĩnh vực thiết yếu.

Chi phí sản xuất tăng cao trong khi việc cung ứng hàng hóa gặp nhiều hạn chế. Lao động có việc làm tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ nghỉ việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập, không đảm bảo điều kiện làm việc... Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tiếp tục gia tăng, kéo theo tình trạng suy giảm lực lượng lao động khi một bộ phận người lao động mất việc phải rời khỏi thị trường.

Đồng bộ giải pháp để phát triển thị trường lao động
Tư vấn việc làm trực tuyến cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Các ngành như: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, khách sạn, ăn uống là những ngành tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời gian gần đây. Nhiều doanh nghiệp dù đã có những sự chuẩn bị và tính toán trước để ứng phó với tình hình dịch bệnh song vẫn gặp nhiều khó khăn, từ đó nhu cầu tuyển dụng cũng giảm xuống đáng kể.

Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm hoãn việc tuyển dụng mới hoặc tuyển rất ít. Thậm chí, để chống chọi với dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có cả các biện pháp tinh giảm lao động như cắt giảm, cho nghỉ luân phiên.

Đối với người lao động, theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhiều người không tìm được việc làm mới, một số khác phải chuyển sang làm các công việc phi chính thức không ổn định và thiếu tính bền vững. Điều này khiến cho số lao động chính thức giảm và số lao động phi chính thức tăng. Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đợt dịch này đã và đang tác động mạnh vào khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi tập trung lực lượng lớn lao động.

Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là công nhân lao động đang thuê trọ ở các khu nhà trọ trong khu vực bị phong tỏa, cách ly, người lao động trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải cơ sở giáo dục ngoài công lập, lao động tự do… Ngoài ra, nhóm lao động có kỹ năng thấp cũng phải đối mặt với nguy cơ bị ngừng hoặc mất việc làm.

Theo số liệu thu thập thông tin người tìm việc của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trong tháng 8, nhu cầu tìm việc tập trung ở nhóm người lao động dưới 40 tuổi (chiếm 87,27%) và nhóm lao động có trình độ công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề (chiếm 62,8%). Người lao động đa số có nhu cầu tìm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các vị trí lao động giản đơn, nhân viên văn phòng… Mức lương trung bình mà người lao động mong muốn nhận được chủ yếu là trong khoảng 5-9 triệu đồng/tháng (chiếm 80,3%).

Đẩy mạnh giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Trước những khó khăn của thị trường lao động, thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp đẩy mạnh giải quyết việc làm nhằm từng bước khôi phục và phát triển kinh tế. Trong đó, Thành phố đã đẩy mạnh việc hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội.

Đến thời điểm này, đối với việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQQ-CP, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 1,633 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với kinh phí 576,398 tỷ đồng. Trên 1,608 triệu người lao động, người sử dụng lao động đã được nhận hỗ trợ với tổng kinh phí 531,051 tỷ đồng.

Trong đó, riêng với nhóm đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, các quận, huyện, thị xã đã quyết định hỗ trợ 19.614 người với kinh phí là 78,83 tỷ đồng, 17.847 lao động đã nhận được hỗ trợ với số tiền 71,73 tỷ đồng. Cùng đó, các quận huyện đã quyết định hỗ trợ cho 731 lao động ngừng việc với số tiền 1 tỷ đồng. Có 347 lao động ngừng việc đã nhận được hỗ trợ với số tiền 457 triệu đồng.

Song song đó, Thành phố đẩy mạnh việc hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm cho người lao động. Ngày 26/8/2021, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 4026/QĐ-UBND bổ sung 500 tỷ đồng qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người lao động trên địa bàn Thành phố vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm, khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trong tháng 8, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 3.284 lao động, có 180 lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn Ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền là 8,6 tỷ đồng. Có 2.422 lao động được cung ứng dịch vụ việc làm tại các doanh nghiệp và qua các hình thức khác.

Riêng Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhằm đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh theo các Chỉ thị của Thành phố đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động trong tình hình mới, Trung tâm đã triển khai các hoạt động chắp nối việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động theo hình thức gián tiếp và trực tuyến, tăng cường hoạt động hỗ trợ giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội nói riêng và thị trường lao động Việt Nam nói chung trong thời gian tới phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, tiêm vắc xin cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế. Để góp phần cùng Thành phố duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch, đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, với trách nhiệm của mình, trong thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tiếp tục linh hoạt, chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp, phương tiện, thiết bị, nhân sự để ứng phó với các tình huống dịch bệnh, kịp thời hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp phục hồi, vượt qua dịch bệnh.

Cùng với tiếp tục triển khai linh hoạt các biện pháp, xây dựng phương án hỗ trợ người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khai báo thông tin tìm kiếm việc làm dưới hình thức gián tiếp, Trung tâm tiếp tục tăng cường rà soát, thu thập thông tin, cập nhật tình trạng việc làm của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp để nắm bắt biến động lao động do ảnh hưởng từ dịch bệnh, tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động trên địa bàn Thành phố; dự báo kịp thời về tình hình lao động, việc làm trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, từ đó làm cơ sở xây dựng phương án kết nối cung - cầu phù hợp trong bối cảnh tình hình mới./.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động