Đón chờ các sự kiện thiên văn năm 2019
![]() | [Infographics] Các hiện tượng thiên văn kỳ thú của năm 2019 |
![]() | [Infographics] Mưa sao băng Geminids sắp rực sáng trên bầu trời |
![]() | Những sự kiện thiên văn quan sát từ Việt Nam năm 2018 |
Cụ thể, sẽ có các trận mưa sao băng diễn ra trong năm nay như: Mưa sao băng Lyrids (ngày 22, 23/4); mưa sao băng Eta Aquarids (ngày 6, 7/5); mưa sao băng Delta Aquarids (ngày 28, 29/7); mưa sao băng Perseids (ngày 12, 13/8); mưa sao băng Draconids (ngày 8/10); mưa sao băng Orionids (ngày 21, 22/10); mưa sau băng Taurids (ngày 5, 6/11); mưa sao băng Leonids (ngày 17, 18/11); mưa sao băng Geminids (ngày 13, 14/12); mưa sao băng Urdis (ngày 21, 22/12).
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngày 22/1 sẽ là ngày giao hội của sao Kim và sao Mộc. Lúc đó, hai hành tinh sáng nhất của hệ Mặt trời sẽ nằm rất gần nhau trên bầu trời. Nếu trời ít mây, chỉ bằng mắt thường người xem cũng có thể nhận ra sự nổi bật của chúng trên bầu trời trước lúc mặt trời mọc.
Ngày 10/6: Sao Mộc tới vị trí trực đối. Lúc đó, hành tinh này sẽ nằm ở vị trí trực đối so với Mặt trời (Trái đất nằm giữa), do đó nó sẽ đạt độ sáng cao nhất và là thời điểm lý tưởng nhất để quan sát từ Trái đất.
Ngày 27/6: Sao Thổ tới vị trí trực đối. Giống với sao Mộc như nói trên, sao Thổ vào thời điểm này sẽ ở vị trí lý tướng nhất để được quan sát bằng mắt thường cũng như bằng kính thiên văn.
Ngày 9/9: Sao Hải Vương tới vị trí trực đối. Hành tinh xa nhất được biết tới trong hệ Mặt trời sẽ tới vị trí thuận lợi nhất để quan sát từ Trái đất. Tuy nhiên, nó chỉ có thể được quan sát qua các kính thiên văn.
Ngày 27/10: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối. Người quan sát có thể thấy qua các kính thiên văn và ống nhòm nghiệp dư.
Ngày 17/7: Nguyệt thực một phần. Chúng ta sẽ quan sát được một pha ngắn của hiện tượng này vào rạng sáng ngày 17/7. Dù pha quan sát được không nhiều, chỉ ngay trước khi Mặt trăng lặn xuống chân trời nhưng chắc chắn đó vẫn sẽ là hiện tượng đáng chú ý đối với người yêu thiên văn.
Ngày 26/12: Nhật thực một phần. Trưa ngày 26/12, theo giờ Việt Nam, nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra. Đây là một hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng đang ở cách xa Trái đất đủ để khiến nó không che được hết Mặt trời. Tuy nhiên, do góc nhìn từ Việt Nam, chúng ta sẽ chỉ thấy nhật thực một phần.
Theo Vũ Phong/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Cổng làng trong lòng phố

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành
Tin khác

"Cơn sốt tuyển dụng AI": Kỹ sư lương triệu đô, cạnh tranh khốc liệt
Công nghệ 04/07/2025 09:30

Street View với hành trình “ngược dòng thời gian” trên Google Maps
Công nghệ 03/07/2025 06:14

Đột phá thể chế, tăng tốc trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Công nghệ 27/06/2025 17:25

YouTube yêu cầu người dùng phải từ 16 tuổi trở lên mới được phép livestream
Công nghệ 27/06/2025 14:50

Lạm dụng ChatGPT khiến bộ não “lười biếng”
Công nghệ 24/06/2025 11:16

Facebook “xóa sổ” video truyền thống, tất cả đều trở thành Reels
Công nghệ 21/06/2025 20:56

Meta ra mắt kính thông minh Oakley HSTN tích hợp AI
Công nghệ 21/06/2025 12:08

Kết nối nhà nước - doanh nghiệp - chuyên gia để xây dựng thiết chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo
Công nghệ 20/06/2025 16:23

Nhật thực nhân tạo: Bước đột phá của khoa học chinh phục vành nhật hoa
Công nghệ 18/06/2025 11:33

Trump Mobile ra mắt điện thoại thông minh đầu tiên, mở bán từ tháng 9
Công nghệ 17/06/2025 20:15