-->

Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh vừa chủ trì họp, chỉnh lý một số quy định tại dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 42.
Góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) 7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

Dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Dự thảo Luật gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật Ban hành VBQPPL năm 2015), nội dung tập trung vào 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.

Cụ thể gồm: Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống VBQPPL; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành pháp luật; phân định rõ thẩm quyền ban hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và văn bản dưới luật; bổ sung hình thức nghị quyết quy phạm pháp luật của Chính phủ; đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội; đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo; quy định việc chịu trách nhiệm đến cùng của các cơ quan trình dự án luật; hướng dẫn áp dụng VBQPPL.

Đáng chú ý, dự thảo Luật quy định đổi mới toàn diện, mạnh mẽ quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL, trong đó tập trung vào 2 vấn đề lớn, trọng tâm: Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bổ sung thẩm quyền quyết định của người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn...

Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: M.Hải

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã thảo luận, chỉnh lý từng câu, chữ trong các điều, khoản còn có ý kiến khác nhau.

Trước đó, cho ý kiến tại Phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật ngày 23/1, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận định việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành VBQPPL là cần thiết. Đa số ý kiến các thành viên Ủy ban Pháp luật đánh giá dự thảo Luật đã được xây dựng theo hướng quán triệt chủ trương quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề khung, vấn đề mang tính nguyên tắc, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao cho Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành.

Tại phiên họp, các đại biểu cũng đã tập trung cho ý kiến vào một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật như: Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tham vấn chính sách; định hướng lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội; chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội; xây dựng chính sách; thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật...

Dự kiến tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) sẽ được thảo luận, cho ý kiến trước khi trình ra Phiên họp bất thường của Quốc hội ngay trong tháng 2/2025.

Luật Ban hành VBQPPL hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, các quy định này còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng. Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, chưa đầy đủ.

Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành pháp luật trong những năm qua vẫn còn tình trạng pháp luật không được thi hành nghiêm chỉnh. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng nêu trên là do các VBQPPL chưa xác định rõ các hoạt động nào thuộc về tổ chức thi hành pháp luật và quy định trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện cho các chủ thể. Do đó, dẫn đến việc thực hiện công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa đạt hiệu quả, nhiều khi còn mang tính hình thức.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Chính phủ đề xuất quy định cụ thể về trách nhiệm của các các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật, bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua.

Theo Tờ trình của Bộ Tư pháp, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật giữ nguyên quy định về 23 hình thức VBQPPL do 14 chủ thể có thẩm quyền ban hành, bỏ hình thức và thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp xã, bổ sung 1 hình thức VBQPPL do Chính phủ ban hành (nghị quyết), thay đổi 1 hình thức VBQPPL từ quyết định sang hình thức thông tư do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành. Do đó, tổng số hình thức VBQPPL sẽ thành 25 hình thức và do 14 chủ thể có thẩm quyền ban hành.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Xác định Công đoàn cơ sở (CĐCS) là "cánh tay nối dài" của tổ chức Công đoàn, là cầu nối trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng đã chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan để đẩy mạnh công tác vận động, thuyết phục thành lập CĐCS tại các doanh nghiệp, đơn vị.
Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ, Công đoàn Trường THCS Đông Sơn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Ngày 15/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm các cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam. Trong đó có các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn, cựu Tổng Giám đốc; Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh, cùng là cựu thành viên Hội đồng thành viên; Đặng Văn Tới, cựu Kế toán trưởng và 4 bị cáo khác.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Thành công của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong chặng đường gần 40 năm đổi mới (1986) có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết để kinh tế tư nhân trở thành “đòn bẩy” cho một Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin khác

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí  vẫn là quan ngại lớn của người dân

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân

Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2024 (Chỉ số PAPI 2024), với nhiều kết quả đáng quan tâm.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo TTXVN, sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động