-->

Góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã huy động tối đa nguồn lực, tập trung chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Kịp thời thẩm định các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy Trình Quốc hội sửa đổi quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Bảo đảm tính minh bạch, khả thi

Bộ Tư pháp vừa làm việc với pháp chế các Bộ, ngành về dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi), do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành đồng chủ trì buổi làm việc.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, thời gian qua, Bộ Tư pháp đã huy động tối đa nguồn lực, tập trung chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) trên cơ sở các ý kiến góp ý. Trong đó, đại diện pháp chế các bộ, ngành đã tích cực đóng góp nhiều ý kiến giá trị cho Bộ Tư pháp để hoàn thiện dự thảo Luật này.

Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Luật; nhiều nội dung quan trọng trong dự thảo đã được thống nhất, đảm bảo cho việc thẩm tra và hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong luật, bao gồm quy trình xây dựng, soạn thảo, thẩm định và ban hành VBQPPL; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan; giải thích, hướng dẫn áp dụng VBQPPL; việc bảo đảm tính minh bạch, khả thi của các văn bản.

Một số ý kiến góp ý về việc tăng cường vai trò của cơ quan pháp chế trong các bộ, ngành nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá tác động pháp luật; quy định rõ hơn trong luật việc thực hiện xây dựng VBQPPL trong trường hợp đặc biệt; tách biệt một số nội dung liên quan đến ngưng, đình chỉ hiệu lực VBQPPL...

Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 và đã được sửa đổi bổ sung một số điều vào năm 2020. Qua gần 10 năm thi hành Luật, công tác xây dựng, ban hành VBQPPL đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: N.H

Theo báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, tính từ ngày 1/7/2016 đến ngày 31/12/2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 7.759 văn bản; các địa phương đã ban hành 90.610 VBQPPL.

Bên cạnh các kết quả nêu trên, thực tiễn thi hành Luật năm 2015 cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành VBQPPL. Các tồn tại, hạn chế có phần nguyên nhân từ các quy định của Luật năm 2015 và từ tổ chức thi hành Luật.

Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Tờ trình của Bộ Tư pháp cho biết, Luật Ban hành VBQPPL hiện hành chưa đủ cơ chế linh hoạt để Chính phủ chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phản ứng chính sách hoặc xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn (như tình hình dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang…).

Bên cạnh đó, quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL còn rườm rà, nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian, chưa linh hoạt, chưa đáp ứng yêu cầu xử lý trường hợp cấp bách, đột xuất.

Chưa có sự tách bạch giữa quy trình chính sách với quy trình lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm dẫn đến vẫn còn tâm lý xem nhẹ việc thực hiện quy trình chính sách, chính sách đề xuất còn chung chung, đánh giá tác động chưa thực chất.

Các quy định về tổ chức thi hành VBQPPL còn chưa đầy đủ, cụ thể; chưa có cơ chế hiệu quả để tiếp nhận ý kiến của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức về các vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành VBQPPL.

Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quy trình xây dựng và tổ chức thi hành VBQPPL cũng chưa đầy đủ, rõ ràng, nhất là về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với những vi phạm về ban hành VBQPPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cũng theo Tờ trình của Bộ Tư pháp, đội ngũ công chức làm công tác xây dựng pháp luật chưa được quan tâm đúng mức; kinh phí, định mức phân bổ cho công tác xây dựng pháp luật còn thấp, không đủ để thực hiện các bước trong quy trình xây dựng VBQPPL như xây dựng và đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, người làm thực tiễn; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng và thi hành VBQPPL còn hạn chế...

Trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành, dự thảo Luật quy định khái quát hơn và bổ sung nội dung về tổ chức thi hành VBQPPL bên cạnh nội dung về xây dựng VBQPPL, đồng thời, giữ nguyên quy định về việc Luật này không quy định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Với tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy, dự thảo Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội. Cụ thể, chỉ quy định chi tiết trong dự thảo Luật này trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với các VBQPPL liên tịch, VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương, dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc, loại hình VBQPPL mà các chủ thể được phép ban hành và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL liên tịch, Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương.

Đối với các VBQPPL của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, quy định hiện hành tương đối ngắn gọn, quá trình thực hiện không phát sinh khó khăn, vướng mắc. Do đó, dự thảo Luật kế thừa và quy định về quy trình xây dựng, ban hành các loại văn bản này để áp dụng trực tiếp mà không cần thiết phải giao quy định chi tiết.

Dự kiến, dự án Luật sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, được tổ chức trong tháng 2 tới.

Phương Thảo

Nên xem

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Kết quả vòng loại Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Kết quả vòng loại Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Vòng loại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã kết thúc vào ngày 17/4, xác định được 8 đội bóng xuất sắc nhất lọt vào vòng tứ kết. Giải đấu năm nay diễn ra từ ngày 11/4 đến 22/4 tại sân vận động quận Hoàng Mai (Hà Nội), với sự tham gia của 17 đội bóng đến từ các Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc LĐLĐ thành phố Hà Nội. Dưới đây là chi tiết kết quả vòng loại.
Gần 2.000 vận động viên tham gia Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Gần 2.000 vận động viên tham gia Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Ngày 17/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Văn hoá thông tin và thể thao quận tổ chức khai mạc Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động, lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025. Hội khỏe thu hút gần 2.000 vận động viên tham gia thi đấu ở 5 môn thể thao.
Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Quận Bắc Từ Liêm triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Bám sát chương trình công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo có hiệu quả công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong quý I/2025, đồng thời nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Tin khác

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Xem thêm
Phiên bản di động