7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật
Trình Quốc hội sửa đổi quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) |
Trình bày tóm tắt Tờ trình dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, mục đích xây dựng dự án Luật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Dự thảo Luật gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật Ban hành VBQPPL năm 2015). Nội dung dự thảo Luật tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.
Cụ thể gồm: Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống VBQPPL; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành pháp luật; phân định rõ thẩm quyền ban hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và văn bản dưới luật; bổ sung hình thức nghị quyết quy phạm pháp luật của Chính phủ; đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội; đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo; quy định việc chịu trách nhiệm đến cùng của các cơ quan trình dự án luật; hướng dẫn áp dụng VBQPPL.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Cho ý kiến tại phiên họp, đa số đại biểu cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành VBQPPL là cần thiết. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là với các dự án luật khác được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và các luật khác có liên quan đến tổ chức bộ máy của các cơ quan.
Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật trong điều kiện chưa thể sửa đổi, bổ sung số lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan khác chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội...
Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết trình Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và cho ý kiến về các nội dung của dự thảo Nghị quyết.
Trong đó, một số ý kiến lưu ý, cần có nội dung giải thích rõ hơn việc sắp xếp tổ chức bộ máy được áp dụng theo quy định của Nghị quyết; tiếp tục rà soát các vấn đề có thể phát sinh sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy đặc biệt là nội dung liên quan tới thẩm quyền quyết định một số nội dung cụ thể của chức danh, người có thẩm quyền...
Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo Luật, dự thảo Nghị quyết đảm bảo chất lượng, đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Đối với dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lưu ý, bám sát Kết luận của Bộ Chính trị, thể hiện rõ quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định mang tính nguyên tắc vào Chương quy định chung để kiểm soát quy trình xây dựng pháp luật; rà soát quy định về thời hạn gửi hồ sơ phù hợp; quy định cụ thể về các trường hợp các cơ quan trình luật, bảo đảm kiểm soát chất lượng các dự án trình Quốc hội;...
Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, các ý kiến nhất trí cao sự cần thiết ban hành cũng như nhiều nội dung cơ bản tại dự thảo Nghị quyết.
Đồng thời, đề nghị tiếp tục rà soát, làm rõ hơn phương án hoàn thiện đối với một số nội dung trọng tâm được nêu tại phiên họp; nghiên cứu quy định về thời hạn áp dụng thực hiện Nghị quyết, thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết để đảm bảo phù hợp, khả thi...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách
Tin khác

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024
Tin mới 15/04/2025 18:31

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin mới 15/04/2025 17:55

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc
Tin mới 15/04/2025 16:15

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tin mới 15/04/2025 16:04

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 14:39

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tin mới 15/04/2025 11:30

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 09:45

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 15/04/2025 00:14

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Tin mới 14/04/2025 23:15

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Tin mới 14/04/2025 23:14