Doanh nghiệp tăng đề kháng để đón "hừng đông" năm 2024
Hà Nội được vinh danh là thành phố hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp quốc gia: Nhiều dự án khởi nghiệp “xanh” Cần nguồn lực đủ mạnh để hỗ trợ khởi nghiệp |
Thế giới phẳng của đổi mới sáng tạo
Với xếp hạng 46/132 trên Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về Đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió và khó khăn của kinh tế thế giới. Quá nhiều "cơn gió nghịch" đã đẩy kinh tế toàn cầu năm 2023 vào một trong những giai đoạn ảm đạm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 - 2008.
Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2023 - 2024 chỉ ra, tính đến tháng 8/2023, tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp toàn cầu trị giá 187,6 tỷ USD, giảm 46.4% so với cùng kỳ năm 2022. Trung bình mỗi tháng 23,4 tỷ đô la được đầu tư cho startup, sụt giảm rõ rệt so với 37 tỷ đô/tháng của năm 2022.
Tốc độ tăng trưởng kỳ lân cũng đã giảm mạnh, chỉ tăng 8,5% (từ 2022 đến 2023) so với 67% (từ 2021 đến 2022) và 80% (từ 2020 đến 2021). Số lượng kỳ lân mới trung bình hằng tháng của năm 2023 cũng đánh dấu mốc thấp nhất trong vòng hơn 4 năm qua.
![]() |
Nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến bài toán đơn vị kinh tế thay vì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh những khó khăn chung của tình hình thế giới, Việt Nam vẫn có không ít điểm sáng trong bức tranh chủ đạo của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (GII 2023) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Việt Nam tăng 2 bậc so với năm 2022, đạt xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế.
Với xếp hạng 46/132 trên Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, Việt Nam đang duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, xếp sau Ấn Độ. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp sau Singapore (5), Malaysia (36) và Thái Lan (43). Theo WIPO, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua và cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.
“Tài sản trí tuệ” là động lực tăng trưởng quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu tâm, để có thể phát triển bền vững trước sự thay đổi chóng vánh của thị trường công nghệ. Đặc biệt với nhóm startup, hay vì chỉ dừng lại ở thương hiệu hay giải pháp công nghệ, tài sản trí tuệ được bảo đảm mới là động lực về vốn quan trọng hơn hết.
Tăng sức đề kháng để có “hừng đông”
Tại buổi công bố báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2023 vừa qua, bà Lê Hoàng Uyên Vy - Giám đốc điều hành Do Ventures cho rằng, trong bối cảnh nhiều thách thức đối với cả nền kinh tế nội địa và toàn cầu hiện nay, việc gọi vốn ngày càng trở nên khó khăn khi các nhà đầu tư rất thận trọng với quyết định giải ngân.
Khi đánh giá một công ty, nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn đến bài toán đơn vị kinh tế thay vì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt với các công ty ở giai đoạn đầu. Vì vậy, các startup cần có sự thích ứng và chuyển hướng sang mô hình tăng trưởng bền vững để có thể vượt qua giai đoạn biến động hiện tại.
Việt Nam không nằm ngoài vòng ảnh hưởng, khi nền kinh tế thế giới đứng trước sự suy thoái, cùng với căng thẳng địa chính trị và lạm phát gia tăng. Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đã không còn khả năng duy trì cũng như tìm ra hướng đi mới để vượt qua khó khăn.
![]() |
Công nghệ lõi sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp giải phóng khỏi các áp lực về việc đổi mới sáng tạo nhỏ lẻ, rời rạc giữa các quy chuẩn.(Ảnh minh họa) |
Để có “hừng đông” cho năm 2024, doanh nghiệp phải tăng đề kháng để thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm. Bà Dương Thanh Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Canifa cho biết, mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách đón cơn bão khác nhau, hiện Canifa đã lựa chọn đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo để có thể vượt qua cơn bão hoàn hảo của kinh tế thế giới. Chủ nghĩa kinh nghiệm đã lạc hậu, và doanh nghiệp cần trải qua giai đoạn tái khởi động và nâng cao năng lực doanh nghiệp liên tục với công nghệ.
Theo các chuyên gia khởi nghiệp, có một số điểm chính mà lãnh đạo doanh nghiệp có thể thay đổi cách tiếp cận của mình, đó là không đợi bão tan, tình hình tốt mới đầu tư. Phải đầu tư đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên chuyển đổi tư duy trước chuyển đổi số. Đảm bảo yếu tố “tích hợp” và “phù hợp” thì mới mong tạo ra giá trị, hiệu suất, và lợi thế cạnh tranh. Sự thông hiểu trong doanh nghiệp sẽ đem lại các giải pháp hiệu quả thông suốt giữa các cấp và chức năng trong tổ chức, giúp khách hàng tin tưởng và giúp cho nỗ lực kinh doanh thông thoáng.
Muốn ra số (doanh số) thì phải có số (dữ liệu hiểu biết khách hàng). Dữ liệu là "mỏ dầu" mới, và là nguyên liệu quan trọng giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thông minh dựa trên kết nối các giá trị dữ liệu đã có sẵn. Sự thông hiểu, thấu suốt từ bên trong với nguồn dữ liệu thực sự về năng lực và nguồn lực nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp thông minh cho thị trường và người tiêu dùng.
Chia sẻ từ góc nhìn của một đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ, ông Phạm Quang Chiến - Phó Tổng Giám đốc Citek cho biết, hiện nay, doanh nghiệp cần phải linh hoạt hơn trong việc ứng dụng các mô hình kinh doanh cũng như lộ trình ứng dụng công nghệ. Công nghệ lõi sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp giải phóng khỏi các áp lực về việc đổi mới sáng tạo nhỏ lẻ, rời rạc giữa các quy chuẩn.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới
Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Doanh nghiệp 09/04/2025 21:13

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 05/04/2025 07:03