-->

Doanh nghiệp gồng mình giữ việc làm cho người lao động

(LĐTĐ) Từ cuối năm 2022 đến nay, nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh lân cận liên tục gặp khó khăn về đơn hàng, khiến một số đơn vị buộc phải sa thải người lao động. Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp đang xoay xở tìm cách tạo việc làm, giữ chân người lao động để có nguồn lực sản xuất nếu đơn hàng phục hồi.
Tiến độ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCMThi tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Hai thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại vào phòng thiTP.HCM: Chấn chỉnh trách nhiệm làm việc của cán bộ, cơ quan hành chính

Khó khăn vì thiếu đơn hàng

Từ năm 2022 đến nay, do ảnh hưởng của chiến sự Nga với Ukraine, tình hình an ninh chính trị nhiều nơi trên thế giới bất ổn, giá nguyên liệu, nhiên liệu, khí đốt tăng cao... đã khiến đơn hàng xuất khẩu của nhiều công ty tại TP.HCM nói chung và cả nước nói riêng gặp nhiều ảnh hưởng. Tác động lớn nhất có thể thấy rõ qua việc hàng loạt doanh nghiệp ngành may mặc ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam liên tục giảm giờ làm, cắt giảm công nhân.

Cụ thể, tại TP.HCM, Công ty May Sun Ky Oung Việt Nam (quận 12) cắt giảm hơn 800 người, Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân) cắt giảm 1.185 người, Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi) thông báo cắt giảm hơn 1.400 người, Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân) cắt giảm hai đợt với hơn 8.000 người...

Tại tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH Pousung Việt Nam giảm 1.000 người, Công ty TNHH Pou Phong Việt Nam giảm 227 người và Công ty TNHH Taekwang MTC Vina chấm dứt hợp đồng với gần 800 người. Tại tỉnh Bình Dương, hơn 36.000 lao động bị giãn việc, mất việc do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, giải thể hoặc tạm dừng sản xuất - kinh doanh trong 4 tháng đầu năm 2023.

Doanh nghiệp gồng mình giữ việc làm cho người lao động
Công nhân Công ty Pouyuen giờ tan ca.

Trước tình hình trên, các doanh nghiệp nhất là ở ngành may mặc đang rơi vào thế khó khi vừa phải duy trì hoạt động vừa phải tìm cách duy trì một số lượng lao động vừa phải để có nguồn lực sản xuất nếu đơn hàng phục hồi. Bà Lê Thị Ngọc Bích, Chủ tịch Công đoàn Công ty Top Royal Flash Việt Nam cho biết, công ty hiện đang tìm đủ mọi cách để không cắt giảm nhân sự, thậm chí còn nhận thêm những lao động thất nghiệp của doanh nghiệp khác về đào tạo, dạy nghề.

Theo bà Bích, công ty gặp khó khăn từ năm 2021, lúc đó chuẩn bị xuất khẩu 10 container áo thể thao sang Nga nhưng gặp ngay lúc chiến sự bất ổn. Đối tác không nhận hàng, công ty đành “ôm” gần cả năm trời rồi tìm đối tác khác để xuất lại nhưng chấp nhận giá thấp. Khó khăn là vậy, nhưng công ty vẫn duy trì phúc lợi cho người lao động như hỗ trợ nhà trọ 200.000 đồng/tháng, xăng dầu 50.000 đồng/tháng…

“Mất khách hàng này mình tìm khách hàng khác, nhưng mất lao động là mất tất cả. Công ty chấp nhận giảm lương của lãnh đạo, cán bộ công đoàn để bảo toàn các chế độ cho người lao động với mức lương trung bình từ 6-10 triệu đồng/tháng, tìm cách giảm bớt chi phí quản lý, hàng sản xuất ra phải đạt chất lượng và hạn chế chỉnh sửa… Hiện nay đơn hàng đã ổn định đến hết năm 2023”, bà Bích nói.

Ông Trần Thái Nguyên, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Qui Phúc chuyên sản xuất tủ bàn ghế nhựa - inox chia sẻ tin vui khi 5 tháng đầu năm đã đạt 200% kế hoạch đề ra trong năm 2023. “Điều này sẽ giúp 1.400 công nhân, người lao động tại công ty có công ăn việc làm ổn định, có chi phí, ổn định cuộc sống”, ông Nguyên khẳng định.

Theo ông Nguyên, hơn 40 năm trên thương trường, chưa bao giờ công ty phải căng mình lo giữ đơn hàng, giữ việc cho người lao động như giai đoạn vừa qua. Đoán định xuất khẩu khó khăn, công ty tập trung đầu tư vào chất lượng, mẫu mã và sự khác biệt... Hiện, mỗi tháng công ty đưa ra thị trường trung bình từ 4 - 5 triệu sản phẩm, xuất khẩu đến 20 quốc gia, trong đó chủ yếu là Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào… Nếu có thêm đơn hàng, công ty dự định sẽ tuyển thêm lao động bị cắt giảm ở nơi khác.

Giữ chân lao động chờ phục hồi

Chấp nhận những đơn hàng giá thấp nhưng số lượng lớn là cách mà ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty may mặc Dony (huyện Bình Chánh) đang làm để giữ chân người lao động, giữ thị trường sản xuất trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, công ty cũng đang mở rộng thêm bộ phận thiết kế, làm hàng mẫu để giới thiệu cho các đối tác thay vì chờ hàng gia công một cách bị động. Nhờ những nỗ lực đó, công ty vẫn đảm bảo thu nhập tốt cho người lao động.

Cũng tìm cách duy trì việc làm cho người lao động, ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jeans cho biết, những sản phẩm trước đây công ty không nhận làm thì bây giờ sẽ quay lại làm. Trong ngắn hạn, công ty tiếp tục khai thác thị trường Úc, Canada - các thị trường đang cần số lượng lớn sản phẩm có giá thành hợp lý.

Doanh nghiệp gồng mình giữ việc làm cho người lao động
Ngành may mặc liên tục gặp khó khăn từ sau dịch Covid-19 đến nay. Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn

“Phía sau 1.000 công nhân là kèm theo khoảng 4.000 người khác, do đó công ty vẫn đang cố gắng cầm cự để giữ chân người lao động”, ông Việt nói và cho biết công ty đã định vị lại về sản phẩm, thị trường, thậm chí khai thác thêm các thị trường ngách, sản phẩm ngách.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Đức Minh (huyện Hóc Môn) cho rằng, trong khó khăn, doanh nghiệp cố cầm cự, sản xuất chậm lại, tận dụng thời gian này để huấn luyện lại công nhân, thay đổi thiết bị, công nghệ và chờ đợi… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải bắt tay hợp tác, kết hợp lại với nhau để chuẩn hóa lại chuỗi cung ứng, giảm chi phí không cần thiết.

Theo TS. Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nhiều doanh nghiệp đang gồng lỗ để giữ việc làm, thu nhập cho người lao động. Những doanh nghiệp như vậy rất đáng được hỗ trợ, đồng hành với họ để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

“Về lâu dài, Thành phố cần đẩy mạnh thay đổi cơ cấu thị trường lao động, ưu tiên thu hút lao động có tay nghề và qua đào tạo, hướng đến thị trường lao động chất lượng cao. Có như vậy, thị trường lao động - việc làm của thành phố mới ổn định, phát triển bền vững”, TS. Đỗ Thanh Vân nói.

Ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất luân phiên, đặc biệt công nhân có tay nghề cần có chính sách hỗ trợ để giữ chân; cơ quan quản lý nhà nước cần xem rõ những ngành nghề nào đang bị tác động, ngành nào có nhu cầu tuyển dụng để điều phối thị trường. Đồng thời, cần đào tạo nghề, nâng cao trình độ để chuyển việc hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) TP.HCM, thị trường lao động trong thời gian tới có thể vẫn còn bị ảnh hưởng và trầm lắng vì nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn tìm cách phục hồi đơn hàng, giữ việc làm cho người lao động, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may - giày da, bất động sản, xây dựng, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ...

Dự kiến trong quý 2/2023, có 71,78% doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động như cũ, 20,95% doanh nghiệp tăng lượng lao động và 7,27% doanh nghiệp dự kiến giảm lao động. Nguyên nhân giảm lao động chủ yếu là do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, không tái ký hợp đồng hết hạn. Đánh giá về triển vọng sản xuất kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2023, Sở LĐTBXH cho biết, đa phần các doanh nghiệp có nhận định lạc quan với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Hỗ trợ tìm việc cho công nhân

Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, ngay sau khi có thông tin về việc cắt giảm lao động tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, trung tâm này đã cùng với Sở LĐTBXH TP.HCM đến và làm việc với Ban lãnh đạo Công ty PouYuen để nắm bắt tình. Đây là đợt công ty PouYuen cắt giảm 4.440 lao động từ ngày 1/7/2023.

Trung tâm đã chủ động phối hợp với Công ty Pouyuen, phát 4.400 phiếu khảo sát người lao động bị cắt giảm việc làm để nắm bắt nguyện vọng tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề của người lao động. Sau đó, Trung tâm đã thu về được 2.429 phiếu khảo sát.

Trong số này, lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP.HCM là 1.210 phiếu; Có nhu cầu chuyển tỉnh là 1.202 phiếu, không có nhu cầu học nghề và không có nhu cầu tìm việc là 800 phiếu, có nhu cầu tìm việc nhưng không có nhu cầu học nghề là 294 phiếu, có nhu cầu học nghề và có nhu cầu tìm việc là 102 phiếu, có nhu cầu học nghề nhưng không có nhu cầu tìm việc là 14 phiếu và có nhu cầu xuất khẩu lao động là 26 phiếu.

Hiện tại, thực hiện chỉ đạo của Sở LĐTBXH TP.HCM, Trung tâm đã xây dựng dự thảo kế hoạch giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp và tư vấn kết nối việc làm cho lao động bị cắt giảm tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam. Đồng thời, tổ chức giới thiệu việc làm cho công nhân có nhu cầu.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 8/2/2025 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp VSIP Nghệ An".
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tình hình xuất nhập khẩu và du lịch tiếp tục khởi sắc góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý 4/2024.
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

(LĐTĐ) Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết cổ truyền, nên những ngày này đội quân làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa luôn tất bật với một loạt công việc, cả có tên lẫn không tên. Mục đích cuối cùng, chạy đua cùng thời gian để gia chủ có ngôi nhà sạch sẽ, khang trang kịp đón năm mới.
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và phải làm việc trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Như vậy, cá nhân sẽ không còn được đơn phương hành nghề như trước đây.
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong năm 2024, lĩnh vực lao động, việc làm ước đạt và vượt các chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước đạt 28,1%...
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, nhu cầu về mức lương làm việc của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ở mức từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 11,65%, trên 10-15 triệu đồng/tháng chiếm 41,15%, trên 15-20 triệu đồng/tháng chiếm 26,25%, trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,89% tổng nhu cầu mức lương.
Hà Nội hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm

Hà Nội hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 379/KH-UBND về hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động