Định hình động lực phát triển mới, nâng tầm Thủ đô hội nhập và bền vững
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030 cho thấy tầm nhìn chiến lược, toàn diện và có chiều sâu trong định hướng phát triển Thủ đô thời gian tới.
Đặc biệt, nội dung liên quan đến phát triển thương mại, dịch vụ, logistics, du lịch, không gian sáng tạo... mang tính chất mở đường cho những đột phá, đồng thời gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên, để cụ thể hóa các mục tiêu lớn và đảm bảo tính khả thi trong triển khai, xin có một số góp ý như sau.
Trước hết, về việc phát triển thương mại hiện đại, thương mại điện tử cần gắn với xu thế toàn cầu và chuyển đổi số thực chất. Dự thảo đã nêu định hướng đúng về việc phát triển thương mại hiện đại, trong đó nhấn mạnh khuyến khích sản phẩm sản xuất các sản phẩm trung gian, giá trị gia tăng cao, thúc đẩy Hà Nội trở thành trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế. Đây là xu thế tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt khi Hà Nội giữ vai trò trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là đầu mối liên kết vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
![]() |
Hà Nội cần sớm triển khai các cụm trung tâm phân phối hàng hóa nông sản hiện đại, ứng dụng công nghệ bảo quản và truy xuất nguồn gốc, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa, nhất là sản phẩm OCOP. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, để hiện thực hóa định hướng này, báo cáo cần cụ thể hóa hơn việc đầu tư vào các trung tâm thương mại tự do, các sàn giao dịch thương mại điện tử, đồng thời thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, logistic và dịch vụ công nghệ thông tin.
Việc hỗ trợ xây dựng website đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần thiết, nhưng phải đi kèm với đào tạo nhân lực số, bảo đảm an toàn dữ liệu và thương mại số xuyên biên giới. Hà Nội cũng nên nghiên cứu áp dụng các nền tảng công nghệ blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ công.
Một điểm tích cực là định hướng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại hai khu vực Hồ Gươm - phố cổ và phía Đông Bắc, Nam sông Hồng đến năm 2030. Tuy nhiên, báo cáo nên nhấn mạnh vai trò của hành lang kinh tế Bắc sông Hồng, nơi dự kiến hình thành tổ hợp thể thao tầm cỡ quốc tế, gắn với hạ tầng logistics và cửa ngõ sân bay Nội Bài - như một cực tăng trưởng mới, tương lai là “cánh tay nối dài” cho Hà Nội hội nhập sâu vào chuỗi kinh tế toàn cầu.
Về dịch vụ logistics và trung tâm phân phối. Dự thảo xác định đúng vai trò của dịch vụ logistics và các trung tâm phân phối hàng hóa như là “nút thắt” cần tháo gỡ để tăng năng lực cạnh tranh. Việc hướng đến hình thành các đầu mối trung chuyển đa phương tiện (đường không, sắt, bộ, thủy) thể hiện tầm nhìn liên kết vùng và kết nối quốc tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa, cần ưu tiên đầu tư cho logistics xanh, thông minh,đặc biệt tại khu vực phía Bắc Thủ đô, nơi có tiềm năng lớn để trở thành vùng logistics chiến lược của Hà Nội và vùng Thủ đô.
Ngoài ra, Hà Nội cần sớm triển khai các cụm trung tâm phân phối hàng hóa nông sản hiện đại, ứng dụng công nghệ bảo quản và truy xuất nguồn gốc, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa, nhất là sản phẩm OCOP.
Về du lịch Thủ đô, theo tôi cần cú huých đột phá về sản phẩm và thương hiệu. Báo cáo nhận định đúng hướng khi xác định “du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, hướng tới đẳng cấp, chuyên nghiệp và hiện đại. Việc đưa Thủ đô Hà Nội trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương là mục tiêu rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần đầu tư có trọng tâm vào thương hiệu du lịch gắn với bản sắc văn hóa, lịch sử. Các cụm du lịch trọng điểm như Hồ Tây, núi Ba Vì, Hương Sơn, Cổ Loa, Đường Lâm cần được quy hoạch theo hướng phát triển thông minh, chú trọng trải nghiệm, đặc biệt là du lịch đêm, du lịch hội nghị (MICE), du lịch văn hóa kết hợp công nghệ.
Ngoài ra, cần tăng tốc xây dựng hệ sinh thái du lịch số, từ vé điện tử, bản đồ thông minh đến các ứng dụng cá nhân hóa trải nghiệm du khách. Sản phẩm du lịch mới như du lịch bằng xe đạp quanh Hồ Tây, du lịch văn hóa gắn với sân khấu thực cảnh tại Hoàng thành Thăng Long, có thể là “điểm chạm” mới trong chiến lược thu hút khách quốc tế.
Bên cạnh đó, Báo cáo đã đề cập khá đầy đủ đến việc khai thác các không gian phát triển mới như không gian trên cao, không gian ngầm, không gian công cộng… Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, Hà Nội cần xây dựng bản đồ “quỹ đất sáng tạo”, định hình rõ khu vực nào dành cho công nghệ, cho nghệ thuật, cho văn hóa, cho khởi nghiệp. Đồng thời cần ban hành các cơ chế thí điểm ưu đãi về thuế, thuê mặt bằng hoặc cơ chế đối tác công tư (PPP) để thu hút đầu tư.
Đối với kinh tế ban đêm, nên thí điểm ở các khu vực có tiềm năng cao như khu phố cổ, Hồ Gươm, Hồ Tây, chợ Đồng Xuân, kết hợp ánh sáng nghệ thuật, chợ đêm, biểu diễn đường phố và trải nghiệm ẩm thực Hà Nội. Đây không chỉ là câu chuyện tăng thu từ khách du lịch, mà còn tạo việc làm, hỗ trợ nghệ sĩ, doanh nghiệp sáng tạo.
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII của Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thể hiện tầm nhìn dài hạn, đặc biệt ở các lĩnh vực kinh tế mới, dịch vụ, đô thị và nông thôn. Để đưa các định hướng đi vào thực tiễn, theo tôi, việc cần thiết là nên bổ sung các cơ chế cụ thể về nguồn lực, phân cấp quản lý và cơ chế phối hợp vùng. Hà Nội, với vai trò trung tâm của cả nước, cần tiên phong thực hiện các mô hình phát triển đổi mới, hội nhập, nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc ngàn năm văn hiến.
Ngô Thị Thanh Thủy (Giáo viên Trường Mầm non B Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Phát huy vai trò của nông thôn trong chiến lược phát triển Thủ đô hiện đại
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 24/07/2025 16:58

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 23/07/2025 15:11

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 23/07/2025 12:55

Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 16:40

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 12:41

Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 12:39

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 18:08

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 16:03

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 16:01

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 14:26