Điều gì xảy ra khi uống nước tăng lực?
Có nên uống nước tăng lực để không buồn ngủ? | |
Nước tăng lực ảnh hưởng đến cơ thể chỉ sau 10 phút |
Bất chấp những mối nguy hiểm đã biết của nước tăng lực, thị trường của loại đồ uống này vẫn đang tăng vọt. Năm 2016, nghiên cứu từ Mintel tiết lộ rằng các sản phẩm nước tăng lực được ra mắt trên toàn cầu vào năm 2015 nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ 2008, với số lượng tăng 29% trong giai đoạn 2010-2015.
Năm 2015, đã có 8,8 tỉ lít nước tăng lực được bán trên khắp thế giới, trong đó nước Mỹ chiếm thị phần lớn nhất với 3,3 tỷ lít. Đây là tin tuyệt vời cho các nhà sản xuất nước tăng lực, nhưng người tiêu dùng thực sự nhận được gì khi họ mua loại đồ uống này? Dưới đây là chính xác những gì mà các thành phần của nước tăng lực mang đến cho cơ thể chúng ta:
Nước tăng lực có thể gây mất nước
Nguồn năng lượng chính trong hầu hết các sản phẩm nước tăng lực là caffeine. Theo Caffeine Informer, các loại nước tăng lực như Monster Energy, Rockstar Energy, và NOS Energy đều chứa 160mg caffeine mỗi lon 450ml. Red Bull có 80 mg caffein trong một lon 238ml.
Caffeine có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là nó làm tăng sản sinh nước tiểu. Trong trường hợp cực đoan, điều này có thể dẫn đến mất nước. Nó có thể đặc biệt có hại cho những người uống những sản phẩm này lần đầu tiên và không biết bù thêm nước.
Quan điểm chính thức của FDA là mọi người không nên tiêu thụ nhiều hơn 400mg caffeine mỗi ngày, nhưng các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống không bắt buộc phải liệt kê lượng caffeine có trong sản phẩm.
Nước tăng lực có thể làm tăng nhịp tim
Là một chất lợi tiểu, caffeine cũng gây nguy cơ cho nhịp tim. Tạp chí Canadian Journal of Cardiology đã công bố một nghiên cứu toàn diện vào năm 2015 xem xét tỷ lệ mắc các tai biến tim mạch sau khi uống nước tăng lực ở trẻ vị thành niên. Họ phát hiện ra rằng lạm dụng nước tăng lực ở trẻ vị thành niên làm tăng nguy cơ các tai biến tim mạch, đặc biệt là ở những trẻ vốn đã có sẵn bệnh tim. Thậm chí một số trường hợp các sản phẩm nước tăng lực gây thay đổi nhịp tim ở các thanh thiếu niên có tim khỏe mạnh.
Nguy cơ này tăng lên khi trẻ tham gia các môn thể thao hoặc tập thể dục. Trong một số trường hợp, hàm lượng caffeine cao trong loại đồ uống này đã khởi phát tình trạng tim không phát hiện được, như trường hợp một cậu bé 17 tuổi phải đi cấp cứu với do nhịp tim nhanh đột ngột sau khi uống nước tăng lực có hàm lượng caffeine cao trước buổi tập gym.
Nước tăng lực có thể làm hỏng răng
Các sản phẩm nước tăng lực chứa axit citric, một chất có tính ăn mòn cao đối với răng. Một nghiên cứu so sánh nước uống thể thao và nước tăng lực cho thấy rằng các sản phẩm nước tăng lực có độ axit cao hơn đáng kể và khả năng hòa tan men răng cao hơn so với nước uống thể thao.
Trong thực tế, mất men răng sau khi tiếp xúc với nước tăng lực cao hơn gấp hai lần so với nước uống thể thao. Khi men răng bị mòn đi, nó sẽ không tái tạo lại! Tiếp đó, răng sẽ bị ê buốt và men răng mỏng hơn trông sẽ vàng hơn và dễ bị ố hơn.
Một điều cần chú ý nữa là lượng axít citric chính xác không bắt buộc phải ghi nhãn, vì vậy chúng ta thực sự không biết mình nhận được bao nhiêu.
Nước tăng lực không “tăng lực”
Chúng có thể được gọi là nước tăng lực, nhưng sự thật là các thành phần chính của chúng (taurine, L-carnitine và glucuronolactone) không hề cung cấp năng lượng “thực sự”.
Taurine và L-carnitine là các axit amin tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và được tìm thấy tự nhiên trong mô cơ và mô tổ chức. Chúng được sử dụng trong các sản phẩm tăng lực nhưng cung cấp rất ít năng lượng. Glucuronolactone thường được cho là tăng năng lượng do tác động của nó lên chuyển hóa năng lượng, nhưng nó cũng không ảnh hưởng thực sự đến mức năng lượng. Cảm giác tăng sức lực có lẽ xuất phát từ đường (glucose là nguồn năng lượng chính) nhưng nó không kéo dài lâu. Và những tác động bất lợi của hàm lượng đường cao không dừng lại ở đó.
Nước tăng lực thường chứa khoảng 13 thìa cà phê đường cho mỗi phần - hơn gấp đôi giới hạn hàng ngày của Tổ chức Y tế Thế giới là 6 thìa cà phê đường mỗi ngày. Theo thời gian, lượng đường đơn này góp phần vào béo phì và kháng insulin. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước tăng lực gây ra nhiều biến chứng cho những người có bệnh tim và huyết áp cao. Cuối cùng, những gì chúng ta biết và chưa biết về tác động của nước tăng lực là đủ để tránh xa thứ đồ uống này.
Nước tăng lực có thể gây đau đầu và thay đổi tâm trạng
Guarana, một thành phần phổ biến khác trong nước tăng lực, có thể là thực vật, nhưng điều đó không có nghĩa là nó tốt cho bạn. Nó có hàm lượng caffeine cao, thậm chí còn cao hơn cà phê cho mồi phần. Guarana kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến bạn có cảm giác tăng rõ cả về sức lực và tinh thần, và có thể làm giảm sự thèm ăn. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi như nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng và thay đổi tâm trạng; nó có thể nguy hiểm khi kết hợp với thuốc kê đơn; và nguy cơ thực sự của guarana là nó không được liệt kê như một nguồn bổ sung caffeine trong danh sách thành phần. Đã có báo cáo về nhiều người trẻ phải đi cấp cứu vì quá liều caffeine dưới dạng đồ uống có guarana.
Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58