Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng được xem là nạn đói tiềm ẩn ở Việt Nam
Chia sẻ tại hội nghị khoa học "Y học công nghệ 4.0 - Những bước tiến vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị" do Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức tại Hà Nội chiều 22/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, trong cơ thể, các vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng. Đó là thành phần của enzyme tham gia chuyển hóa protein, lipid, glucid, hô hấp tế bào, mô, các chức phận của cơ và thần kinh.
Chúng cũng cần thiết cho sự hoạt động, quá trình phát triển của tổ chức và tạo máu, đồng thời, duy trì cân bằng nội môi, áp lực thẩm thấu giữa khu trong và ngoài tế bào, tham gia vào điều hòa chuyển hóa nước. Vai trò quan trọng khác của chúng là tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể.
![]() |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ về vi chất thiếu hay gặp trong cơ thể người Việt |
Với trẻ nhỏ, cơ thể đủ các vitamin và khoáng chất sẽ phát huy được hết vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện. Nếu thiếu, sức khỏe, tầm vóc và trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng. Đồng thời, đó là yếu tố liên quan suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ nhỏ.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai, hiện nay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng gặp phổ biến ở khắp cả nước, thậm chí vẫn còn tỷ lệ lớn gặp ngay ở các thành thị nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.
Thống kê mỗi năm có 18 triệu trẻ sơ sinh bị giảm trí tuệ do thiếu i-ốt, 150 nghìn trẻ sơ sinh dị dạng thần kinh do thiếu Folate, 350 nghìn trẻ em bị mù lòa do thiếu vitamin A. Thiếu vi chất gây giảm năng xuất lao động khi mỗi năm có 1,6 tỷ người bị giảm khả năng lao động do thiếu máu, thiếu sắt.
Ngoài vai trò giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng chiều cao, một số vi chất còn được chứng minh tác động đến quá trình "tắt - mở" của gene như adid Folic, vitamin (C, D, E, B2, B12), Niacin, Nicotinic acid, kẽm, Manganese, sắt, canxi. Vì vậy, thiếu vi chất dinh dưỡng còn được xem là nạn đói tiềm ẩn ở mỗi quốc gia nên là vấn đề sức khỏe cộng đồng đặc biệt quan tâm ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam.
"Suy dinh dưỡng, thừa cân và béo phì đan xen là cửa ngỏ của nhiều bệnh mạn tính hay gặp hiện nay có liên quan đến dinh dưỡng như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nguy hiểm hơn là nguyên nhân gây một số bệnh ung thư" – Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai cho hay.
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng đã chỉ ra 6 vi chất thiếu trong cơ thể hay gặp ở người dân, nhất là trẻ em mà được cha mẹ cần kiểm tra để bổ sung phù hợp cho con, gồm: Vitamin A, Sắt; Axitfolic; Kẽm; Canxi và Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho trong đường ruột, để hình thành và phát triển hệ xương, răng vững chắc cho trẻ. Để hấp thu canxi tốt nhất cần bổ sung vitamin D mỗi ngày thì khả năng hấp thu canxi lên tới 65%.
Theo tổ chức Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng có thể do nguyên nhân trực tiếp qua khẩu phần ăn thiếu vi chất hoặc bệnh lý gây mất vi chất, tăng nhu cầu vi chất. Ngoài ra còn do thực phẩm nghèo vi chất và không biết cách chăm sóc đầy đủ. Bởi vậy, kiểm tra cơ thể có thiếu vi chất hay không là vấn đề sức khỏe được quan tâm đặc biệt hiện nay.
Các chuyên gia đã khuyến cáo, để biết trẻ thiếu vi chất cần và những dấu hiệu cảnh báo cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay. Đặc biệt là khi trẻ có các dấu hiệu như: Chậm tăng trưởng, thị lực và trí lực kém, cơ thể mệt mỏi, da xanh, đau đầu, chóng mặt, hồng cầu to...
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện nay rất dễ để xác định tình trạng vi chất ở mỗi người. Khi đi khám dinh dưỡng, người dân sẽ được bác sĩ dinh dưỡng chỉ định làm xét nghiệm vi chất dinh dưỡng gồm: xét nghiệm sắt, Feritin, kẽm, vitamin D, canxi ion, canxi toàn phần, Folat, Vitamin A, vitamin B12 và làm xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh như Thalassemia, thiếu men G6DP, rối loạn chuyển hóa Citrine, 60 dị nguyên,..
“Trên kết quả này, người bệnh sẽ được tư vấn bổ sung dinh dưỡng phù hợp để hạn chế hậu quả đáng tiếc do thiếu vi chất mà qua bữa ăn hàng ngày có thể bổ sung đơn giản”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi
Y tế 13/05/2025 10:37

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện
Y tế 12/05/2025 20:42

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian
Y tế 11/05/2025 14:16

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn
Y tế 10/05/2025 21:15

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
Y tế 09/05/2025 21:09

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân
Y tế 09/05/2025 15:29

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân
Y tế 08/05/2025 09:43

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án
Y tế 08/05/2025 06:04

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới
Y tế 07/05/2025 18:43

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Y tế 07/05/2025 15:23