Địa điểm Bác Hồ ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An trở thành Di tích Lịch sử Quốc gia
Về chùa Thầy nghe chuyện cũ, tích xưa Đền Cửa Ông đón nhận 'Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt' |
Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi dừng chân nghỉ lại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23/8/1945 để ra mắt quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945.
![]() |
Nhà cụ Nguyễn Thị An – nơi Bác Hồ ở và làm việc năm 1945 được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia. (Ảnh: Lan Nhi) |
Gia đình cụ Nguyễn Thị An – vợ cụ Chánh tổng Công Ngọc Lâm (thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm – nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) là một cơ sở cách mạng tin cậy nằm trong An toàn khu của Trung ương Đảng suốt giai đoạn 1941-1945. Người dân nơi đây đã nuôi dưỡng, bảo vệ nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng… Trong giai đoạn này, An toàn khu Phú Gia, Phú Xá không hề xảy ra vụ việc nào làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng, không cán bộ nào bị địch bắt ở địa phương.
Ngày 24/11/1946, nhân dân xã Phú Thượng vinh dự đón Bác về thăm lần thứ hai. Sáng hôm đó, Bác thăm hỏi và dùng cơm với gia đình cụ An. Buổi chiều, Bác nói chuyện với cán bộ khu Lãng Bạc và chính quyền, đoàn thể thôn Phú Gia.
Hiện tại, ngôi nhà của gia đình cụ An hiện vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Ngôi nhà được ông Công Ngọc Dũng, cháu nội của cụ An trực tiếp trông coi. Với 14 di vật, hiện vật cùng hàng chục tài liệu, hình ảnh liên quan đến sự kiện Bác lưu lại đây, ngôi nhà được công nhận là Nhà lưu niệm Bác Hồ và mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996.
Năm 2019, ngôi nhà đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Thành phố với tên gọi đầy đủ là “Địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại gia đình cụ Nguyễn Thị An”.
Việc địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia là một vinh dự lớn đối với nhân dân phường Phú Thượng nói riêng, nhân dân Hà Nội nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Valladolid vs Girona: Cuộc chiến của những kẻ cùng khổ và hy vọng cuối cùng

Villarreal vs Leganes: “Tàu ngầm vàng” chờ ngày hạ màn cuộc đua Top 4?

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/5: Nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 33 độ C

Nhận định Real Sociedad vs Celta Vigo: Canh bạc tất tay cho hy vọng châu Âu

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7
Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội
Tôi yêu Hà Nội 07/05/2025 16:49

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải
Tôi yêu Hà Nội 01/05/2025 06:37

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 17:56

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 14:36

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 08:30

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tôi yêu Hà Nội 28/04/2025 08:07

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17