Nhiều sự kiện văn hoá kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của thành phố, với diện tích 5,34 km2, quận Hoàn Kiếm có 190 di tích lịch sử - văn hóa, với 2 di tích quốc gia đặc biệt, 37 di tích quốc gia, trong đó có Khu Phố cổ Hà Nội, là quận có mật độ di sản văn hóa cao của Thủ đô. Trong nhiều năm qua, cùng với làm tốt phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa luôn được quận Hoàn Kiếm quan tâm triển khai với nhiều giải pháp sáng tạo.
Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, Khu Phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của các thời kỳ, các giá trị của Khu Phố cổ Hà Nội là yếu tố quan trọng để nhận diện bản sắc văn hóa đô thị của Thủ đô. Các giá trị này không chỉ là những di tích, ngôi nhà cổ với những đặc thù về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc - với những dấu tích lịch sử, mà còn là những giá trị văn hóa tồn tại bên trong từng ngôi nhà, từng gia đình, từng con người thông qua những nét sinh hoạt thường nhật, những hoạt động ẩm thực, lễ hội...
Lần lượt các năm 2014, 2016, quận Hoàn Kiếm có thêm không gian đi bộ trong Khu Phố cổ Hà Nội và không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. |
Năm 2004 là một cột mốc đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo khu Phố cổ Hà Nội, Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu Phố cổ Hà Nội. Đồng thời cũng trong năm 2004, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức không gian đi bộ đầu tiên kết hợp với phát triển dịch vụ - thương mại - du lịch ở Hà Nội trên tuyến phố Hàng Đào - Đồng Xuân.
20 năm, một chặng đường cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản với sự chung tay của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia văn hóa, các cán bộ làm công tác bảo tồn và cộng đồng, đã nỗ lực, tâm huyết gìn giữ những giá trị tinh hoa của đô thị di sản, kết hợp phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch. Khu Phố cổ Hà Nội đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới.
Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã đạt được một số kết quả nhất định. Các giá trị di sản vật thể luôn được quan tâm bảo tồn, tôn tạo; các giá trị di sản phi vật thể được phục hồi và phát huy (khôi phục 14 lễ hội, gồm 7 lễ hội cấp quận và 7 lễ hội cấp phường). Các lễ hội được khôi phục gắn với các ngày lễ lớn như: Lễ hội Vua Lê đăng quang, lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội đình Yên Thái, đình Kim Ngân, lễ hội Trung thu Phố cổ...; đã có trên 1.000 cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu tác phẩm nghệ thuật, trình diễn nghề truyền thống, biểu diễn âm nhạc truyền thống, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động trải nghiệm, tương tác được tổ chức.
Nghề kim hoàn xưa vẫn hiện diện và tạo nên nét đặc trưng của phố Hàng Bạc hôm nay. |
Qua 20 năm triển khai xây dựng không gian đi bộ trên địa bàn quận, hoạt động của không gian đi bộ đã tạo ra một sản phẩm du lịch mới của Thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tạo ra không gian văn hóa giá trị mới cho nhân dân Thủ đô, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân, cũng như các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên tuyến phố về bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch trong Khu Phố cổ.
Lần lượt các năm 2014, 2016, quận Hoàn Kiếm có thêm không gian đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội và không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Năm 2020, việc mở rộng không gian đi bộ từ khu vực phía nam Phố cổ kết nối khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, nhằm tạo sự kết nối giữa 2 không gian đi bộ, đã đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách đến tham quan, thưởng ngoại, du lịch văn hóa và mua sắm, ẩm thực. Các không gian đi bộ ở Hoàn Kiếm ngày càng được mở rộng và hoạt động hiệu quả: Đã tổ chức 9.345 buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống và đương đại, trong đó có 2.461 buổi biểu diễn tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và 6.884 buổi biểu diễn tại tuyến phố đi bộ Khu Phố cổ Hà Nội.
Hoạt động của các tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận đã tạo ra sản phẩm du lịch mới của Thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh dịch vụ, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tạo ra không gian văn hóa cho nhân dân Thủ đô. Điều đó khẳng định chủ trương mở tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và các không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ Hà Nội của Quận ủy - UBND quận Hoàn Kiếm là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển.
Kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ là dịp để quận Hoàn Kiếm điểm lại những dự án, những hoạt động đã triển khai; đồng thời, đưa ra những định hướng, kế hoạch tiếp tục thực hiện trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Khu Phố cổ Hà Nội cũng như tổ chức hiệu quả các không gian đi bộ, không gian công cộng theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và đặc biệt là thực hiện Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Quận mong muốn sẽ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đời sống tinh thần và vật chất của người dân; tiếp tục nhận được sự ủng hộ, chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong nước, quốc tế, đặc biệt từ người dân trong việc gìn giữ, duy trì và phát huy giá trị của Khu Phố cổ Hà Nội.
Nhân dịp này, quận Hoàn Kiếm tổ chức trưng bày giới thiệu một số hình ảnh, dự án, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Khu Phố cổ Hà Nội và hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm. Thời gian từ ngày 1/12/2024 đến ngày 15/12/2024.
Ngoài ra, quận tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc truyền thống, triển lãm, trải nghiệm giới thiệu Làng nghề - Phố nghề… tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm từ ngày 29/11 đến ngày 1/12/2024 và tại các địa điểm: Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội số 50 phố Đào Duy Từ, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây, đình Kim Ngân số 42 - 44 phố Hàng Bạc từ ngày 29/11 đến ngày 15/12/2024.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57