-->

Về chùa Thầy nghe chuyện cũ, tích xưa

(LĐTĐ) Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) không chỉ là di tích lịch sử quốc gia được xếp hạng đặc biệt mà còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Trong lần lang thang giữa miền khói hương, người viết đã lượm lặt được không ít câu chuyện kỳ lạ. Đó là nét cổ kính xen lẫn sự tĩnh mịch của núi đồi, là hang Cắc Cớ đầy mơ mộng của tình yêu đôi lứa, là thứ đặc sản bánh tro rất đỗi đời thường mà đầy trân quý…
ve chua thay nghe chuyen cu tich xua Không thu phí tham quan trong 3 ngày
ve chua thay nghe chuyen cu tich xua Chưa đi những điểm này, chưa thấy hết nét đẹp Tây Bắc mùa cuối đông
ve chua thay nghe chuyen cu tich xua Đường vành đai du lịch chùa Thầy sắp được nâng cấp

Lưu giữ nét cổ kính

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích. Đận ấy, cùng nhà văn Nguyễn Văn Học đi tìm “nét lạ” trên miền đất cổ kính này tôi mới vỡ òa khi biết bộ môn múa rối nước lại gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân trong vùng.

ve chua thay nghe chuyen cu tich xua
Chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm ở chân núi, mang trong mình nét cổ kính và thanh tịnh của một vùng đất thiêng.

Nhắc chuyện này, cụ bà Nguyễn Thị Gái, thôn Phúc Đức – người đã bước sang tuổi 83 kể, ngoài sáng lập ra bộ môn múa rối nước còn biểu diễn ngày chính hội, vị thiền sư được tất thảy người đời kính ngưỡng còn truyền dạy người dân nơi đây “đặc sản” bánh gio.

Theo lời vị cao niên này, do là loại bánh được Thiền sư Từ Đạo Hạnh dạy nên bao năm nay người dân trong vùng vẫn giữ nghề. Để làm ra thức quà quê này cũng hết sức công phu. Nước gio làm bằng vỏ bưởi, vỏ đỗ, hạt thầu dầu... đốt lấy tro đem ngâm nước. Đủ thời gian, nước này được lọc để ngâm gạo nếp làm bánh... Ở xã Sài Sơn ai cũng biết làm hai loại bánh này, trong đó có khoảng 20 hộ gia đình làm thường xuyên để bán cho du khách.

Theo chân dòng người hành hương vãn cảnh, tôi cuốn mình trong không gian hùng vĩ của núi đồi, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.

Nghe kể, chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất, nơi để tượng Bát bộ Kim Cương. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư.

Những chuyện chưa kể

Những ai đã từng đến chùa Thầy hẳn cũng đều biết đến câu ca dao: “Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ. Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. Hỏi ra mới biết, người dân trong vùng đều xem Cắc Cớ như là một hang động tình yêu. Với hy vọng hạnh phúc lứa đôi, mong trời đất phù hộ, những chàng trai, cô gái tìm đến cầu xin tại chùa Thầy. Vậy nên, sau khi lễ Phật ở chùa, họ thường dắt tay nhau leo lên cõi động mơ mộng với niềm tin rằng, tình yêu sẽ đến, mãi mãi đắm say.

Một chủ cửa hàng tạp hóa trong vùng còn quả quyết với tôi, hội chùa Thầy bao giờ cũng đông, nhất là các bạn trẻ ở lứa tuổi teen. Vì sao ư? Bởi những người trẻ họ tìm đến nơi đây, chen vai, sát cánh dắt tay nhau như một sợi dây nối hai con tim, vượt qua những hiểm trở để leo lên tận cửa hang Cắc Cớ. Họ tin rằng, chỉ có vượt qua những khó khăn như vậy, khấn nguyện như vậy mới đủ minh chứng cho tình yêu. Cũng có những người còn đơn bến, họ vượt khó khăn để lên hang, để tìm kiếm và mong cầu cho mình sớm có một hạnh phúc.

Theo lời nhà văn Nguyễn Văn Học, đường lên Cắc Cớ bây giờ còn “đỡ” hơn so với thời điểm năm 2013 khi anh đến đây lần đầu. Đận ấy, nếu ai leo lên hang Cắc Cớ từ chùa Cao lên cho dù chỉ khoảng 200 mét, cũng phải gai người vì mạo hiểm. Khách hành hương phải căn theo những mái quán bán hàng để dò dẫm tìm đường quanh co dẫn lối.

Nhiều người hết sức hồi hộp định hướng trên vách núi và mới thấm cái sự thở ra đằng tai như thế nào. Ngỡ như chỉ những hôm nóng bức mồ hôi mới vã ra như tắm, nhưng cả đến những ngày lạnh giá, gió hun hút từ trên núi đổ xuống thì cũng toát mồ hôi vì sợ trượt chân. Thì ra, cơ sự để tìm những cuộc tình nơi cheo leo vách núi này, không dễ dàng chút nào. Gian khó mấy, hiểm trở thế nào vẫn không ngại ngần, vì đó chính là nẻo đường tìm đến mộng ước chốn mây bay, gió lộng.

Thời điểm này, mùa hoa gạo thắm tung tỏa những sợi bông bay, ngày 7 vào lễ chính Hội chùa Thầy đã qua lâu lắm. Thế nhưng, khách vãn cảnh đến chùa cũng chẳng khi nào ngưng. Những đận cuối tuần người tìm đến còn đông và nô nức hơn cả. Họ đến đây ngoài kiếm tìm sự thanh thản vốn có trong tâm hồn, đi tìm một cõi xa chốn bụi trần thì không ít người cũng ấp ủ với những điều hy vọng trong tương lai. Đó là tình yêu.

Trước khi giã từ miền đất thanh bình, cụ bà Nguyễn Thị Gái rỉ rả khuyên tôi rằng, sang năm hãy lên đây để tham dự cả ba ngày Hội, tham gia mọi trò vui, từ chọi gà, đá cầu, xem múa rối và nghe hát chèo... có như thế mới thấm, mới thấu được cái tình chân thành của người dân Sài Sơn.

Ngước nhìn ra con hồ có sân khấu thủy đình, tôi mường tượng ra cảnh tràn ngập lời ca tiếng hát và những chú tễu làm trò. Riêng tốp ca nữ yếm thắm má đào bằng con rối đung đưa trên mặt hồ, cất lên những lời tình yêu bao giờ cũng làm say đắm lòng người… Tất thảy, đó là nam thanh nữ tú làng Thầy, ở tuổi trăng tròn đứng nấp sau cánh mành tre, cất tiếng hát bày tỏ lòng mình.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu

Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, ngành Du lịch Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu tăng trưởng năm 2024, với hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 39,5% so với năm trước và đạt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm.
Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng

Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng

(LĐTĐ) Mặc dù chỉ nghỉ một ngày, hoạt động du lịch Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã có khởi đầu ấn tượng.
Hà Nội tiếp tục khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch hàng đầu

Hà Nội tiếp tục khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch hàng đầu

(LĐTĐ) Sáng 30/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Du lịch năm 2025.
Ứng Hòa công bố điểm du lịch mới, phát triển thành miền di sản ngoại đô

Ứng Hòa công bố điểm du lịch mới, phát triển thành miền di sản ngoại đô

(LĐTĐ) Tối 27/12, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hoà tổ chức khai mạc chương trình quảng bá du lịch "Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô". Chương trình diễn ra từ 27 - 29/12 tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.
Khánh Hòa đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch

Khánh Hòa đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch

(LĐTĐ) Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch tỉnh Khánh Hòa tại địa chỉ https://ttdhsdl.khanhhoa.gov.vn/ cung cấp thông tin, điểm đến du lịch, tiếp nhận, điều hành và xử lý các tình huống khẩn cấp nhằm hỗ trợ du khách.
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động, du lịch Hà Nội vẫn kiêu hãnh vươn mình, khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực. Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ mà còn là một năm bứt phá ngoạn mục của ngành Du lịch Thủ đô với những con số ấn tượng và những thành tựu đáng tự hào.
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội vừa phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tổ chức khảo sát và tọa đàm xây dựng tuyến du lịch “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội” tại huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Theo một số doanh nghiệp lữ hành, thời điểm hiện tại nhiều tour du lịch nước ngoài trong dịp Tết 2025 đã hết chỗ do có mức giá rẻ hút khách.
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức vừa qua có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của Thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động