-->

Để xuất khẩu lao động không bị cản trở: Cần loại bỏ giấy phép con

Có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cấp, đơn hàng được phép tuyển của Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp, nhưng muốn tuyển lao động, nhiều doanh nghiệp XKLĐ vẫn phải xin giấy phép từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã.
de xuat khau lao dong khong bi can tro can loai bo giay phep con Thanh tra pháp luật XKLĐ: Xử phạt gần 4 tỉ đồng
de xuat khau lao dong khong bi can tro can loai bo giay phep con Cần công khai, minh bạch thông tin về xuất khẩu lao động

“Luật bất thành văn” này ở nhiều địa phương đang gây khó khăn cho công tác XKLĐ- được coi là một trong những giải pháp giúp nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo.

“Phép vua thua lệ làng”

Tại Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ LĐTBXH tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hoá kể: Công ty ông có giấy phép hoạt động XKLĐ của Bộ cấp, đơn hàng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép triển khai nhưng khi về đến huyện, phải nằm chờ mất 3 tháng cũng chưa được tiếp cận người dân.

de xuat khau lao dong khong bi can tro can loai bo giay phep con
Tu nghiệp sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.

Thậm chí, khi đến làm việc, một đồng chí Phó Chủ tịch huyện đã nói thẳng “Nhiều năm nay không có XKLĐ cũng không chết ai”, muốn vào huyện phải chờ Ban Thường vụ họp, cho ý kiến”, mà theo ông Minh thì Thường vụ mấy tháng mới họp 1 lần.

“Chúng tôi đã tiếp xúc với người dân ở đó, họ rất thiết tha đi XKLĐ. Có người dân nợ ngân hàng 3 triệu đồng thôi mà 5 năm không trả nợ được, khi nói ra những lợi ích của XKLĐ, họ rất mặn mà nhưng huyện không cho tuyển dụng. Cán bộ của chúng tôi mới gặp dân thôi, đã bị công an huyện và xã bắt giam, nhốt 1 đêm – sáng hôm sau chúng tôi phải nhờ người can thiệp mới được thả”, ông Minh kể.

Trước những bức xúc từ phía các doanh nghiệp XKLĐ, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát lại các văn bản, nghị định, thông tư còn bất cập, loại bỏ tất cả các loại văn bản, “giấy phép con” gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp.

Nếu thủ tục rườm rà xuất phát từ phía đối tác nước ngoài thì sẽ xem xét đàm phán lại; nếu xuất phát từ phía các ngành, địa phương, Bộ sẽ chỉ đạo thống nhất, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và NLĐ.

“Câu chuyện phải có “giấy phép con” mới được tuyển LĐ đã là luật bất thành văn rồi. Nếu Bộ trưởng hỏi 282 doanh nghiệp họp ở đây có hay không, tôi dám chắc giơ tay hết”, ông Minh bức xúc nói khiến cả hội nghị vỗ tay lớn.

Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc doanh nghiệp vướng mắc ở đâu và vướng như thế nào khi tuyển LĐ tại địa phương, ông Minh cho biết thêm: Bộ đã tạo điều kiện rồi, tỉnh cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp rồi nhưng vấn đề khó khăn là ở cấp huyện, cấp xã. Có huyện không cấp phép cho doanh nghiệp về xã tuyển LĐ, hoặc đối phó văn bản của tỉnh bằng cách chỉ cho tuyển tại 1-2 xã.

Minh chứng thêm cho câu chuyện “giấy phép con” gây khó khăn cho doanh nghiệp, ông Đàm Phương Bắc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Nhân lực Toàn Cầu cho biết thêm: Doanh nghiệp XKLĐ đi khai thác nguồn phải có giấy phép con, từ tỉnh xuống huyện, từ huyện mới xuống xã, thậm chí giấy phép đó bị khống chế về thời gian tuyển, số lượng huyện được tuyển, số LĐ được tuyển, có nơi còn đề rõ chỉ cho phép tuyển đúng 100 người, không được hơn.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Văn Minh đề nghị lãnh đạo Bộ cần cho cơ chế để doanh nghiệp tiếp cận với người dân theo hướng DN chỉ cần giấy phép của Bộ LĐTBXH và công văn giới thiệu của tỉnh đồng ý chứ không cần xin thêm công văn, ý kiến của tuyến huyện, xã nữa, nếu không sẽ rất khó khăn trong tạo nguồn LĐ.

Liên quan đến một số cơ chế bất cập trong việc cấp phép từ phía đối tác nước ngoài, ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ dẫn ra ví dụ: Chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản yêu cầu các thực tập sinh đi tu nghiệp tại Nhật phải có giấy chứng nhận đã từng làm việc tại 1 doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây được coi là điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, tu nghiệp sinh của ta phần lớn mới tốt nghiệp lớp 12, cao đẳng hoặc đại học, chưa đi làm việc ở đâu.

“Để đáp ứng yêu cầu từ phía bạn, các doanh nghiệp XKLĐ đành phải nói dối và có sự tốn kém tiền của không chỉ của doanh nghiệp mà cả NLĐ; còn nếu doanh nghiệp nào không làm như thế thì không thể “vào” thị trường.

Bất cập này Bộ đã biết rồi, cũng đã từng trao đổi trực tiếp với phía đối tác về vấn đề này, làm việc với Bộ Tư pháp Nhật Bản, tuy nhiên đến nay vẫn chưa bãi bỏ được quy định này. Vì vậy, Việt Nam nên kiên trì đàm phán với Nhật Bản để thay đổi điều bất hợp lý này vì thực tế nhu cầu thực tập sinh Việt Nam từ phía Nhật là rất lớn”- ông Trào cho biết.

Doanh nghiệp cũng phải xem lại mình

Chia sẻ với các doanh nghiệp về câu chuyện “giấy phép con”, song Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp nhận định: Có rất nhiều doanh nghiệp nói về “giấy phép con”, đi đến các địa phương rất khó tuyển được nguồn, thậm chí bị gây khó dễ. Tôi cho rằng việc này phải nhìn nhận từ cả hai phía.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mạnh về bất kỳ các địa phương được chào đón bởi họ tuyển chọn LĐ, đào tạo LĐ rất tốt, chăm lo cho NLĐ, hỗ trợ cho NLĐ trong những năm làm việc ở nước ngoài cũng rất là tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp năng lực còn yếu kém, chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín của mình.

Thậm chí, có những doanh nghiệp tuyển chọn LĐ để đưa đi, đã thu phí, đào tạo trong nhiều tháng vẫn không đưa được LĐ đi, nhưng không hoàn trả lại tiền cho NLĐ. Một số doanh nghiệp không được một số địa phương chào đón vì họ biết trước thông tin về doanh nghiệp đó.

“Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh, muốn phát triển sự nghiệp XKLĐ thì việc nâng cao năng lực, xây dựng thương hiệu, uy tín và sòng phẳng với NLĐ phải được chấn chỉnh, ưu tiên hàng đầu”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Bày tỏ quan điểm về câu chuyện “giấy phép con”, ông Bùi Sĩ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Không ai quy định phải có “giấy phép con”, nhưng “phép vua thua lệ làng”. Bộ LĐTBXH phải ra văn bản chỉ đạo cho các địa phương phải loại bỏ ngay.

“Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải xem lại mình- đã đủ độ tin cậy với chính quyền chưa. Doanh nghiệp mà có uy tín, thương hiệu rồi thì đi đâu cũng không cần giấy phép”, ông Lợi khẳng định.

Trước những bức xúc từ phía các doanh nghiệp XKLĐ, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát lại các văn bản, nghị định, thông tư còn bất cập, loại bỏ tất cả các loại văn bản, “giấy phép con” gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp.

Nếu thủ tục rườm rà xuất phát từ phía đối tác nước ngoài thì sẽ xem xét đàm phán lại; nếu xuất phát từ phía các ngành, địa phương, Bộ sẽ chỉ đạo thống nhất, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và NLĐ.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 8/2/2025 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp VSIP Nghệ An".
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tình hình xuất nhập khẩu và du lịch tiếp tục khởi sắc góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý 4/2024.
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

(LĐTĐ) Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết cổ truyền, nên những ngày này đội quân làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa luôn tất bật với một loạt công việc, cả có tên lẫn không tên. Mục đích cuối cùng, chạy đua cùng thời gian để gia chủ có ngôi nhà sạch sẽ, khang trang kịp đón năm mới.
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và phải làm việc trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Như vậy, cá nhân sẽ không còn được đơn phương hành nghề như trước đây.
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong năm 2024, lĩnh vực lao động, việc làm ước đạt và vượt các chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước đạt 28,1%...
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, nhu cầu về mức lương làm việc của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ở mức từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 11,65%, trên 10-15 triệu đồng/tháng chiếm 41,15%, trên 15-20 triệu đồng/tháng chiếm 26,25%, trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,89% tổng nhu cầu mức lương.
Xem thêm
Phiên bản di động