Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông
Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), được trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Tham dự cuộc họp có Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thường trực Ủy ban Pháp luật và một số các cơ quan của Quốc hội cùng đại diện một số bộ, ngành liên quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, ngay sau phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.
Về cơ bản, các cơ quan đã thống nhất với các nội dung trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề lớn liên quan tới cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển Thủ đô còn ý kiến khác nhau.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến về việc quản lý, sử dụng đất tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê; về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc và việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội. |
Theo đó, dự thảo Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại khu vực này theo trình tự, thủ tục do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.
Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với các nội dung quy định trong dự thảo Luật. Có ý kiến cho rằng, việc cho phép thành phố Hà Nội được xây dựng các công trình trong khu vực không gian thoát lũ, tại bãi sông, bãi nổi nhưng phải tuân thủ theo pháp luật về đê điều thì khó có thể xử lý được những vướng mắc, bất cập mà Thành phố đang gặp phải hiện nay. Vì vậy, đề nghị chỉnh lý theo hướng mở rộng phạm vi xây dựng các công trình mà không phụ thuộc vào các quy định của pháp luật về đê điều.
Mặt khác, Chính phủ đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 Điều 17, đồng thời đề nghị bổ sung quy định Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình tại bãi sông, bãi nổi tại khoản 7 Điều 18.
Các ý kiến Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần giữ quy định như trong dự thảo Luật để có cơ sở xem xét, điều chỉnh hướng tuyến đê bảo đảm phù hợp hơn với thực tiễn thủy văn và dòng chảy thoát lũ, quy định một số nguyên tắc cần bảo đảm trong việc quản lý, sử dụng khu vực bãi sông, bãi nổi mà không dẫn chiếu toàn bộ pháp luật về đê điều.
Về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các đại biểu đề xuất chỉnh lý theo hướng với khu vực chức năng cần đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước cho nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng thuê đất đối với diện tích đất xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt.
Đối với dự án thực hiện các loại hình hoạt động công nghệ cao có sử dụng đất thì Nhà nước cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất. Ban Quản lý Khu công nghệ cao giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện các nội dung quản lý về đất đai theo phân cấp, ủy quyền của Thành phố...
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Thường trực Ủy ban Pháp luật tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Thành phố Hà Nội để tiếp thu, chỉnh lý các điều khoản, hoàn thiện dự thảo Luật.
Trong đó, rà soát kỹ lưỡng Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, của Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền; lưu ý về kỹ thuật lập pháp, từ ngữ để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật; bảo đảm thể hiện được 9 chính sách lớn đã đề ra khi xây dựng Luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị
Luật Thủ đô 2024 02/01/2025 15:23
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 31/12/2024 12:35
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp
Luật Thủ đô 2024 30/12/2024 21:04
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm
Luật Thủ đô 2024 24/12/2024 16:12
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công
Luật Thủ đô 2024 08/12/2024 22:05
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá
Longform 08/12/2024 21:13
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô
Longform 08/12/2024 21:10
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới
Longform 08/12/2024 21:09
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16