-->

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

Trong trận chiến Điện Biên Phủ, chiến sĩ Lê Bình và đồng đội của mình khi ấy còn rất trẻ, ôm những gói bộc phá đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.
Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ký ức không phai mờ Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ Lê Bình sinh năm 1927, ông đã cùng đất nước trải qua 70 năm nhìn lại trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ năm ấy. Lê Bình sinh ra tại xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và chiến đấu tại Đại đội 53 của Trung đoàn 57, Sư đoàn 304. Hiện nay ông là hội viên Hội Cựu chiến binh Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Mặc dù ở tuổi 97, chiến sĩ Lê Bình vẫn nhớ như in những tháng năm hào hùng ấy. Trong trận chiến đánh Điện Biên, trung đoàn 57 của Sư đoàn 304 được phân công đánh sân bay và cứ điểm Hồng Cúm. Đại đội 53 của Lê Bình làm nhiệm vụ “xung kích” mở đột phá, đánh vào mặt chính diện của cứ điểm Hồng Cúm.

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình
Ở tuổi 97, chiến sĩ Lê Bình vẫn còn minh mẫn, viết chữ, đọc sách và hồi tưởng lại những năm tháng Điện Biên.

Theo như lời của chiến sĩ Lê Bình, thì ông và đồng đội khi ấy còn quá trẻ, "lông tơ chưa phủ đậm trên môi, khi cười hàm răng trắng nhởn", họ ôm những gói bộc phá hoặc những quả thủ pháo với nhiệm vụ chính là đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.

Hồng Cúm là cứ điểm quan trọng, nơi có sân bay, có kho hậu cần lớn. Pháp đã bố trí ở đây 5 xe tăng và cả xe bọc thép. Đại bác thì to nhỏ các cỡ, các loại để tự bảo vệ và chi viện cho các cứ điểm khác. Đại đội 53 của chiến sĩ Lê Bình, Tiểu đoàn 346 và cả Trung đoàn 57 đã liên tục ngày đêm bám sát trận địa. Chiến sĩ trước hy sinh, chiến sĩ sau tiếp bước. Suốt 56 ngày đêm chiến đấu dưới làn bom đạn của giặc, cái chết rình rập kề bên, Lê Bình cùng đồng đội vẫn ngày đêm nắm chắc tay súng bảo vệ trận địa.

Vòng vây càng siết chặt. Sáng ngày 5/5/1954, địch ở trong cứ điểm liều mạng đánh ra mở đường máu để rút chạy về khe cạn và Mường Thanh. Chúng đã vấp phải lực lượng của Đại đội 53 trấn giữ trận địa, đánh bật trở lại, phải chui vào lô cốt. Sau đó địch cho 2 xe tăng dẫn đầu và yêu cầu bộ binh ra san lấp hầm hào của Đại đội 53.

Tình thế rất ác liệt, lực lượng của Đại đội 53 bị chia cắt. Nhiệm vụ chính là phải diệt cho được 2 xe tăng và cả bộ binh địch để giữ vững trận địa của ta. Nhưng hỏa lực của ta lúc này phần lớn là súng trường, tiểu liên AK và trung liên, nên không thể diệt được xe tăng, thủ pháo lại có hạn, sau vài đợt đánh địch đã hết.

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình
Chiến sĩ Lê Bình cùng các chiến sĩ Điện biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong buổi gặp mặt, tri ân của huyện Thanh Trì.

Sáng kiến của chiến sĩ ta lúc đó là mang từng bao lựu đạn 20, 30 quả ném tập trung liên tiếp, nên đã diệt được xe tăng của địch. Một số khác dựa vào hầm chữ T, đứng bắn diệt cả bộ binh lẫn xe tăng địch. Có chiến sĩ đã leo lên xe tăng mở nắp xe, thả lựu đạn vào xe diệt địch. Bị đánh tới tấp, dồn dập, địch hốt hoảng lại rút chạy về cứ điểm 10 cụm trong lô cốt. Một số tên bị quân ta bắt sống làm tù binh.

Khoảng 17 giờ ngày 7/5/1954, chiến sĩ Lê Bình là xạ thủ trung liên đang quan sát theo dõi địch trong cứ điểm, nhận được lệnh trên truyền xuống: Toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ đã kéo cờ trắng đầu hàng! Anh em chiến sĩ nhảy lên reo hò vang khắp trận địa. Số quân địch ở cụm cứ điểm Hồng Cúm đã bị bắt sống không sót một tên nào, gồm 3 tiểu đoàn.

Góp công chung vào chiến thắng giải phóng Điện Biên Phủ, Đại đội 53 của Tiểu đoàn 346, Trung đoàn 57 (Chi Đội - Đội Cung) sư đoàn 304, đã cùng các đơn vị bạn đã hoàn thành bao vây tiến công, tiêu diệt cụm cứ điểm Hồng Cúm của giặc Pháp một cách vẻ vang. Trung đoàn 57 đã bắt sống 2.000 tên địch. Trong đó có Chỉ huy phó của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và 40 sĩ quan địch, từ thiếu úy đến thiếu tá. Ta thu 12 khẩu đại bác 105 ly và 237 súng các loại, 3 xe tăng và hàng trăm tấn đạn dược, quân trang quân dụng khác.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Thanh Trì có hàng chục người con ưu tú tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” như lời thơ của Tố Hữu. Nhiều người trong số họ đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng nhắc về chiến thắng Điện Biên, họ như trở lại tuổi thanh xuân ngày nào.

Năm tháng trôi qua, những bận rộn lo toan của cuộc sống thường nhật và cả gánh nặng tuổi tác cũng không làm lu mờ cái phần ký ức về quãng đời tuổi trẻ, vẫn hiện hữu trong tâm trí những chiến sĩ Điện Biên.

Bảo Thoa

Nên xem

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Ngày 16/4, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ Hợp tổ chức chương trình “Truyền thông pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động”.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, giá xăng có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 350 - 450 đồng/lít, trong khi đó giá dầu diesel giảm ít hơn ở mức gần 300 đồng/lít.
Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú sau khi xuất hiện hình ảnh du khách tiếp xúc với hổ nuôi nhốt.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Các đơn vị trong Cụm thi đua số 1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố luôn đổi mới nội dung, linh hoạt, sáng tạo trong phương thức hoạt động; hướng mạnh hoạt động về cơ sở, thực sự là chỗ dựa vững chắc của đoàn viên, người lao động. Đặc biệt các đơn vị trong Cụm đã ký kết và triển khai hiệu quả các nội dung thi đua, đưa phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn của đơn vị ngày càng phát triển.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động