--> -->

Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số

Sáng 30/7, Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức tọa đàm “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số: Thực trạng và các cơ hội”.
TP.HCM: Nỗ lực thành lập nghiệp đoàn ở khu vực lao động phi chính thức Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh” Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024. Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi cho biết: Hiện nay, nước ta có khoảng 35,3% lao động phi chính thức làm nghề giản đơn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 9 nhóm nghề có sự tham gia của lao động phi chính thức. Số lao động phi chính thức làm các công việc có trình độ cao (nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao, nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung; nhân viên văn phòng) chỉ chiếm khoảng 1,9%.

Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số
Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi phát biểu tại buổi tọa đàm.

Theo ông Nguyễn Thành Lợi, những năm gần đây, do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các loại hình kinh tế phi chính thức mới đã hình thành, như “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế chia sẻ”, “Kinh tế tự do”... dựa trên nền tảng trực tuyến (qua ứng dụng công nghệ) như: Bán hàng trực tuyến (online), giao hàng (shipper), lái xe công nghệ (Grab, Uber)...

Đây là những hình thức việc làm mới dựa trên ứng dụng công nghệ và đang ngày càng phát triển, tạo ra số lượng lao động khu vực phi chính thức ngày càng lớn ở nước ta. Điều dễ nhận thấy, công nghệ là cơ hội, nhưng cũng là rào cản đối với người lao động, nhất là lao động trẻ khu vực phi chính thức chưa qua đào tạo, hoặc mới được đào tạo kỹ năng nghề trình độ thấp.

Cũng theo ông Nguyễn Thành Lợi, những vấn đề mà người lao động khu vực phi chính thức đang gặp phải đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) là cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) nhận ra và đã có một số nội dung sửa đổi lớn.

“Buổi tọa đàm được tổ chức ở thời điểm Bộ LĐTBXH đã xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) và đang lấy ý kiến của các tổ chức và cá nhân góp ý, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám vào tháng 10/2024. Hy vọng, những khuyến nghị của các diễn giả trong buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp thêm tiếng nói để cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham khảo và có những đề xuất góp ý cho dự thảo luật này” - ông Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số
Các chuyên gia trao đổi tại buổi tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Tạ Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) cũng cho biết, lao động phi chính thức ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước. Theo ông Tạ Việt Anh, việc làm phi chính thức vốn được coi là những việc làm bấp bênh, thiếu tính ổn định, tuy nhiên, nhiều lao động vẫn chấp nhận gắn bó với công việc này trong thời gian dài. Hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật có thể là nguyên nhân khiến lao động phi chính thức không thể chuyển đổi công việc của mình, mặc dù thu nhập từ công việc đó đôi khi không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.

Điều đáng nói, khu vực lao động phi chính thức còn phải chịu sức ép gián tiếp từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Thế giới và Việt Nam đang ở trong nền kinh số - thời kỳ mà Internet, công nghệ số, thiết bị thông minh, robot… được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thay thế, phục vụ, đáp ứng nhu cầu con người. Kỷ nguyên số cũng tác động làm biến đổi thị trường lao động, nhiều ngành nghề, công việc truyền thống, thủ công bị xóa bỏ, nhiều lao động ở các quốc gia sẽ mất đi việc làm.

Mặt khác, nó cũng sẽ mở ra cơ hội cho nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn. Vì vậy, để có một nền kinh tế phát triển và bền vững, cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động ngắn hạn, nhằm dần chuyển đổi mô hình, tăng tỷ lệ lao động từ phi chính thức sang chính thức.

Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Trong khuôn khổ chương trình, các chuyên gia gồm: Ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH); Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội; Ông Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam… đã trao đổi nhiều ý kiến, qua đó làm rõ hơn về thực tế bức tranh công tác đào tạo nghề ngắn hạn dành cho người lao động đang làm việc tại khu vực phi chính thức, lao động hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp cùng các đối tượng khác.

Các chuyên gia cũng đề cập tới những chính sách đào tạo nghề mà Nhà nước đã, đang triển khai mang đến những hiệu quả. Đặc biệt, các chuyên gia đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, trở ngại của công tác đào tạo nghề ngắn hạn và đề xuất các giải pháp nhằm mục đích tăng số lượng người lao động phi chính thức được tham gia đào tạo nghề, góp phần trang bị kỹ năng nghề, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế số.

Những nội dung, khuyến nghị tại buổi tọa đàm đặc biệt là những khuyến nghị để sửa đổi Luật Việc làm liên quan đến đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp thêm tiếng nói để các cơ quan chức năng, các đại biểu Quốc hội tham khảo, từ đó có những quyết định thấu đáo trước khi bấm nút thông qua dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô
Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Bảng Chỉ số AI Thế giới năm 2025, với 59,2 điểm, vượt nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.

Tin khác

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động