--> -->

Đảng và mùa xuân tương lai dân tộc

Kể từ ngày có Đảng lãnh đạo đến nay, dân tộc Việt Nam đã tự tạo lập tương lai cho mình bằng những cuộc cải biến lịch sử mang tính thời đại. Từ đó, vững bước tạo lập cơ đồ dân tộc Việt Nam tươi sáng, đủ sức hội nhập, phát triển bền vững, tràn đầy khát vọng và tự tin trở thành một dân tộc có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
Sôi nổi các hoạt động chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2023) Tổ chức trọng thể Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

1. Có thể khẳng định, trong 93 năm kể từ khi thành lập đến nay (3/2/1930 - 3/2/2023), Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu mang tính lịch sử. Đó là tự lấy sức mình để giải phóng cho mình, giành chính quyền và giữ chính quyền thành công; đánh bại 2 đế quốc Pháp và Mỹ, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ hòa bình, bảo vệ lương tri, phẩm giá cho nhân loại. Đó là giữ vững biên giới quốc gia, thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng; khẳng định sự tồn tại bất biến giữa cơn đại khủng hoảng chính trị thế giới kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đồng thời tự quyết chính trị với sự nghiệp đổi mới thành công. Đó còn là việc tạo lập cơ đồ dân tộc Việt Nam tươi sáng, đủ sức hội nhập, phát triển bền vững.

Đặc biệt, trước biến cố lịch sử thế giới vào những năm cuối thế kỷ XX, sự khủng hoảng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới đặt Việt Nam và các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa buộc phải lựa chọn đổi mới hay là "chết", Đảng ta đã nhạy bén quyết đoán đổi mới khôn khéo, cẩn trọng, trước hết đổi mới cơ chế phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường, nhưng đã sáng tạo một cách đầy bản lĩnh là không thả nổi thị trường tự do như kinh tế thị trường tư bản, mà giữ định hướng xã hội chủ nghĩa. Khoán 10 trong nông nghiệp đã khai nguồn nội lực cho một đất nước từng nhiều thập kỷ trông chờ nguồn viện trợ lương thực của nước ngoài, trở thành một trong những quốc gia tự lo cho dân có đủ ăn, tiến tới trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, nông sản, góp phần đáng kể vào việc bảo đảm an ninh lương thực thế giới, thu ngoại tệ về làm tăng ngân khố quốc gia. Việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài nhờ vào những chính sách mềm dẻo, linh hoạt, cùng với nguồn nhân lực dồi dào, nhân công vừa có kỹ thuật, vừa có trí sáng tạo và tinh thần lao động cần cù đã mau chóng biến Việt Nam thành một trong những dư địa hội tụ, lan tỏa các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn mang tính khu vực và thế giới. Việt Nam thực sự là điểm sáng thu hút vốn đầu tư; là trung tâm kết nối kinh tế trên một số lĩnh vực mũi nhọn, khẳng định tầm nhìn rộng và xa của Đảng ta về tư duy phát triển kinh tế thời hội nhập.

Thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế đã thực sự là minh chứng phá tan hoài nghi rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ giỏi lãnh đạo chiến tranh, mà không biết lãnh đạo kinh tế”. Về chính trị, Đảng ta xác định ngay khi tiến hành đổi mới là không đổi màu, nghĩa là kiên định mô hình nhà nước của dân, do dân và vì dân; kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Tính chính trị trong định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết được quy định ở tính phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân lên trên hết, trước hết, đặt người dân vào trung tâm của mọi sự phát triển, lấy khát vọng, hạnh phúc của nhân dân làm động lực lãnh đạo của Đảng.

Làm cho “Dân giàu”, không có nghĩa là ban phát cho dân của cải vật chất, mà điều quan trọng nhất là lo cho dân có phương kế sinh tồn dựa vào lòng yêu nước, sự cống hiến, sức lao động, sáng tạo của người dân, huy động và khơi nguồn sức mạnh tổng hợp trong muôn dân, khai thác tài nguyên quốc gia một cách thông minh, quản trị quốc gia một cách thông thái.

Làm cho “Nước mạnh” không chỉ đơn thuần tìm cách tăng nguồn dự trữ quốc gia, mà quan trọng nhất là phải biết khơi dậy ý chí tự lực tự cường và khát vọng trường tồn dân tộc, mỗi người dân là một viên gạch hồng kết dính bởi tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức tự giác và cảnh giác trong mọi tình huống để bảo vệ và dựng xây Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng vững chắc, trường tồn. Đó còn là sự mở rộng, kết nối bè bạn năm châu dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, hợp tác cùng có lợi, thêm bạn, bớt thù.

2. Đất nước ta vừa đi qua năm Nhâm Dần 2022 với rất nhiều sự kiện quan trọng, sôi động và phong phú. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, cũng có nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu..., đã gây ra hậu quả rất nặng nề. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực, phấn đấu bền bỉ, đất nước ta đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có sự chuyển biến rất tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật, ấn tượng. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, được xem là một điểm sáng trong năm vừa qua. Không khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy.

Đặc biệt hơn cả là kinh tế năm 2022 tăng trưởng 8,02% (cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5%), thu ngân sách tăng hơn 14%... Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế nhìn chung được bảo đảm; thị trường tài chính - tiền tệ vẫn cơ bản ổn định. Các ngành, các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều phục hồi, có bước phát triển mạnh. Văn hóa, xã hội có bước đột phá, tiến bộ mới; an sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân được chăm lo, cải thiện rõ rệt; công tác giảm nghèo, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai tích cực...

Tuy nhiên, với nhãn quan chính trị, chúng ta không được “ngủ quên trên vành nguyệt quế”, mà phải tinh thông hơn trước những diễn biến của dòng chảy thời đại. Hơn lúc nào hết, gánh nặng tiền đồ dân tộc và hạnh phúc của nhân dân đang đặt trên vai Đảng Cộng sản Việt Nam. Để tiếp tục gánh vác sơn hà xã tắc, đòi hỏi Đảng phải tự nâng tầm chính trị của mình, thực sự "là đạo đức, là văn minh".

Giá trị “Đạo đức” của Đảng là tinh hoa của đạo đức Việt Nam: Yêu nước, thương nòi, dám xả thân vì nước vì dân; kiên gan bền chí nuôi dưỡng khát vọng trường tồn, tự chủ, tự lực, tự cường dân tộc.

Giá trị “Văn minh” của Đảng là tầm nhìn chiến lược của Đảng, là đổi mới, sáng tạo không ngừng thích ứng với diễn biến thời cuộc, làm chủ tình hình, lãnh đạo đất nước bằng chủ trương, đường lối tiên tiến, đi trước thời đại. Đảng là hội tụ tinh hoa giá trị ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Đảng luôn tự nâng tầm tri thức, luôn tự thanh lọc và gắn bó máu thịt với nhân dân.

Những gì mà Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành và giữ được trong 93 năm qua đều được lịch sử khẳng định đó là những giá trị tinh thần vô giá, là cơ đồ dân tộc tỏa ánh hào quang. Đảng là mùa xuân và tương lai dân tộc. Đó cũng chính là chìa khóa để mỗi người Việt Nam yêu nước chân chính có quyền tin tưởng, tự hào vững bước đi tới xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, đóng góp thiết thực vào cách mạng thế giới như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.

Theo PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TRẦN VIẾT LƯU

http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/1054539/dang-va-mua-xuan-tuong-lai-dan-toc

Nên xem

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Chính sách miễn học phí cho học sinh công lập các cấp đã đem đến niềm vui cho đông đảo công nhân, người lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tiếp bước cho học sinh đến trường, công nhân lao động thêm vững tâm gắn bó với công việc.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.

Tin khác

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Nêu những vướng mắc, hạn chế của quy định hiện hành, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp gắn với thời hạn xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026 như tinh thần Nghị quyết 68 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, điều hành doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 20/5, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Đề xuất chuyển quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước

Đề xuất chuyển quyền cho vay đặc biệt từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước

Chuyển thẩm quyền quyết định từ Thủ tướng Chính phủ (đối với trường hợp khoản cho vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm, khoản cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm) sang Ngân hàng Nhà nước nhằm triệt để phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt; tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của thành viên Chính phủ.
Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp xã

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp xã

Sáng 20/5, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Chính phủ trình Quốc hội một số chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Chính phủ trình Quốc hội một số chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Ngày 20/5, tiếp chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
8 tội danh được đề xuất bỏ hình phạt tử hình

8 tội danh được đề xuất bỏ hình phạt tử hình

Các tội đề xuất bỏ tử hình gồm: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ; tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.
Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Tập trung vào đơn vị hành chính và vai trò của Mặt trận Tổ quốc

Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Tập trung vào đơn vị hành chính và vai trò của Mặt trận Tổ quốc

Góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam năm 2013, đa số đại biểu thống nhất với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó tập trung góp ý Điều 110 về các đơn vị hành chính, đặc khu nước CHXHCN Việt Nam và Điều 9 về vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động